Xây dựng Bình Phước “đẹp mọi nơi, sạch mọi chỗ”

Thứ năm - 08/10/2020 15:31
(CTTĐTBP) - “Xây dựng các phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN), thể dục thể thao (TDTT) tại cơ sở để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, góp phần giảm tệ nạn xã hội, xây dựng Bình Phước “đẹp mọi nơi, sạch mọi chỗ””. Tham luận này đã được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) báo cáo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025.
ong tran van chung
Giám đốc Sở VH-TT&DL Trần Văn Chung báo cáo tham luận tại Đại hội
 
Trong báo cáo tham luận, Giám đốc Sở VH-TT&DL Trần Văn Chung cho biết: Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Bình Phước nói chung, ngành VH-TT&DL tỉnh nói riêng đã không ngừng quan tâm đầu tư và phát triển các hoạt VHVN, TDTT. Nhiều sự kiện, hoạt động VHVN, TDTT từ cấp quốc gia đến cơ sở được tổ chức có chất lượng, đã thu hút đông đảo Nhân dân trong và ngoài tỉnh hưởng ứng tham gia. Qua đó đã khai thác tốt những tiềm năng VHVN, TDTT trong Nhân dân, làm cho văn hóa, thể thao thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo động lực thúc đẩy kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đẩy lùi tệ nạn xã hội.

Với phương châm hướng về cơ sở, các hoạt động VHVN, TDTT đã tập trung phục vụ cơ sở, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới. Trên địa bàn 111 xã, phường, thị trấn đều có các câu lạc bộ, đội, nhóm VHVN, TDTT, thường xuyên tổ chức các chương trình biểu diễn, thi đấu chào mừng các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị quan trọng; tổ chức giao lưu, tạo nên phong trào sinh hoạt sôi nổi, đáp ứng nhu cầu của Nhân dân.

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh với mục tiêu: “Khỏe để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, hưởng ứng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, toàn tỉnh hiện có 31,5% dân số tham gia tập luyện thường xuyên, 19,5% số hộ đạt danh hiệu gia đình thể thao. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động TDTT đã và đang được các cấp, ngành quan tâm đầu tư; các trường học đã chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên; các cơ quan, đơn vị đưa việc tập luyện TDTT dần trở thành nhu cầu thiết yếu của cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức và người lao động. Số người tập luyện TDTT ở vùng nông thôn tăng dần qua các năm và tiếp tục phát huy các môn thể thao truyền thống như: đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ..., kết hợp các môn thể thao hiện đại như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, quần vợt...
 
day gay
Tiếp tục phát huy các môn thể thao truyền thống như đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ...
 
Đặc biệt, trong thời gian qua, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với Cuộc vận động “Người Bình Phước nói lời hay, làm việc tốt” đang ngày càng lan tỏa và đi vào chiều sâu, được Nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, nhiều tấm gương tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu được tuyên dương. Đến nay, toàn tỉnh có 94,07% số hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hoá”; 813 khu dân cư đạt danh hiệu “Khu dân cư văn hóa”, đạt 94,42% và 1.178/1.189 cơ quan, đơn vị được công nhận “Đạt chuẩn văn hóa”, đạt 95,07%.

Giám đốc Sở VH-TT&DL Trần Văn Chung nhấn mạnh: Với những kết quả đạt được như trên có thể khẳng định phong trào VHVN, TDTT trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển vượt bậc; các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước từng bước được truyền tải, thấm sâu vào các tầng lớp Nhân dân, đi vào đời sống xã hội, góp phần quan trọng trong việc phát huy tinh thần “tương thân tương ái”, bảo vệ môi trường, đấu tranh bài trừ các tệ nạn, xây dựng môi trường văn hóa văn minh, lành mạnh từ công sở đến nơi công cộng, từ gia đình đến xã hội.

Tuy nhiên, việc xây dựng phong trào VHVN, TDTT vẫn còn một số khó khăn, hạn chế nhất định. Cụ thể là công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, đồng bộ. Hoạt động thông tin, tuyên truyền chưa được truyền tải hết đến các tầng lớp Nhân dân. Các thiết chế văn hóa, thể thao, cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động VHVN, TDTT ở một số địa phương, nhất là ở cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu.

Trong thời gian tới, để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những khó khăn, hạn chế nhằm từng bước nâng cao chất lượng phong trào VHVN, TDTT trên địa bàn tỉnh, ngành VH-TT&DL đề xuất một số giải pháp. Trong đó, đối với lĩnh vực VHVN tiếp tục thực hiện có hiệu quả và nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhân rộng những tấm gương điển hình có nhiều cống hiến, sáng tạo, góp phần cải thiện chất lượng đời sống văn hóa cơ sở, đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương, đất nước.
 
vhvn
Một tiết mục văn nghệ chào mừng thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025
 
Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động VHVN; tập trung xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững theo Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.  Các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh cần tăng cường phối hợp chặt chẽ với ngành VH-TT&DL trong việc tổ chức triển khai các hoạt động văn hóa, quản lý và sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa; ưu tiên đầu tư các công trình phục vụ văn hóa cơ sở, tạo tiền đề phát triển các phong trào VHVN cả về số lượng và chất lượng.

Đối với lĩnh vực TDTT, tiếp tục tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và cộng đồng, quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, dành kinh phí và quỹ đất cho công tác TDTT; tiếp tục tham mưu, đề xuất Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt Quyết định số 1092/QĐ-TTg ngày 02/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình sức khỏe Việt Nam và Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030.

Tăng cường đẩy mạnh công tác quản lý, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động TDTT; phấn đấu nâng dần số người tập luyện TDTT thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế thể thao ở cơ sở; chú trọng và ưu tiên đầu tư các nguồn lực phát triển TDTT ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; bảo tồn, phát triển các môn thể thao dân tộc. Tăng cường tổ chức nhiều hoạt động TDTT, hội thi, giải thi đấu thể thao gắn với các hoạt động kỷ niệm, lễ hội, sự kiện chính trị của các đơn vị, địa phương.

Cùng với những định hướng chiến lược phát triển của Đảng, Nhà nước; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị, địa phương, sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân trong tỉnh, phong trào VHVN, TDTT cơ sở sẽ ngày càng phát triển, thực sự có chất lượng để cùng với các thành tố văn hóa khác góp phần xây dựng nền văn hóa, con người Việt Nam nói chung, tỉnh Bình Phước nói riêng ngày càng bền vững; quyết tâm xây dựng quê hương Bình Phước “đẹp mọi nơi, sạch mọi chỗ” để trở thành nguồn lực nội sinh mạnh mẽ trong quá trình phát triển, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.

Tác giả: Hải Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,598
  • Hôm nay187,289
  • Tháng hiện tại9,634,029
  • Tổng lượt truy cập493,497,467
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây