Đề xuất miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS

Thứ ba - 05/07/2022 08:50

(CTTĐTBP) - Bộ GD&ĐT đề xuất miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS trên toàn quốc từ năm học 2022-2023.

Miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS cả nước đang được đề xuất - Ảnh 1.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, ngày 4/7, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ đề xuất miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS trên toàn quốc từ năm học 2022-2023 và đang triển khai các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng về giá sách giáo khoa.

Cả nước có 5,5 triệu học sinh THCS 

Theo đó, ước tính ngân sách cấp bù miễn học phí: 5,5 triệu học sinh x học phí bình quân 2 triệu đồng/năm học = 11.199,8 tỷ đồng/năm học. Nếu thực hiện đề xuất này thì ngân sách Nhà nước phải tăng thêm là 25.199 tỷ đồng trong giai đoạn 3 năm 2022-2024 (sau khi trừ đi số học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn, học sinh đã được miễn học phí theo quy định tại Nghị định 81).

Ngành GD&ĐT cũng đang tập trung chuẩn bị tốt nhất để tổ chức kỳ thi THPT quốc gia những ngày tới bảo đảm an toàn, nghiêm túc, chất lượng, công bằng, khách quan; nghiên cứu, thiết kế môn Lịch sử trong chương trình giáo dục cấp THPT, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn hợp lý, khoa học, bảo đảm hiệu quả cao nhất.

Trước đề xuất của Bộ GD&ĐT, Thủ tướng giao các cơ quan phối hợp, nghiên cứu đánh giá kỹ tác động. Bộ Tài chính tính toán các vấn đề liên quan tới ngân sách, theo tinh thần chung đã được Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo là cần rà soát, có lộ trình điều chỉnh học phí phù hợp, không gây khó khăn hơn cho người dân và học sinh.

Miễn học phí cấp THCS không phải đề xuất mới của Bộ GD&ĐT. Năm 2016, Chính phủ giao Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng báo cáo về việc miễn học phí cho học sinh THCS theo lộ trình.

Một số thay đổi khác

Bên cạnh đề xuất miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS trên toàn quốc, Bộ GD&ĐT kiến nghị Chính phủ ban hành nghị quyết đối với học phí năm học 2022-2023 với toàn bộ các cấp học khác để các đơn vị kịp thời triển khai thực hiện; đồng thời giao Bộ GD&ĐT chủ trì phối hợp với các bộ, ngành thực hiện sửa Nghị định số 81/2021/NĐ-CP (Nghị định 81) để làm căn cứ pháp lý thực hiện từ năm học 2023-2024 về các nội dung như sau:

Học phí giáo dục mầm non công lập năm học 2022-2023: Đối với cơ sở giáo dục mầm non chưa tự bảo đảm chi thường xuyên thì đề nghị giữ ổn định học phí như năm học 2021-2022; đối với cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư thì cơ sở giáo dục xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí do cơ sở giáo dục ban hành. Cơ sở giáo dục trình UBND cấp tỉnh để đề nghị HĐND cấp tỉnh xem xét phê duyệt mức thu học phí.

Đối với các địa phương đã ban hành nghị quyết quy định mức thu học phí năm học 2022-2023, mà mức thu học phí cao hơn so với năm học 2021-2022: HĐND cấp tỉnh giao UBND cấp tỉnh trình HĐND cấp tỉnh cho phép tiếp tục thực hiện theo nghị quyết quy định mức thu học phí đối với năm học 2021-2022 đến hết năm học 2022-2023.

Từ năm học 2023-2024, HĐND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh khung và mức học phí mầm non theo chỉ số giá tiêu dùng hằng năm.

Đối với giáo dục đại học công lập: Lùi khung học phí quy định tại Nghị định 81 thêm 1 năm. Năm học 2022-2023, mức học phí của cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên tăng tối đa 15% (theo Nghị định 81 là 25%) so với năm học 2021-2022. Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Xác định mức trần học phí tối đa hệ số 2 lần so với cơ sở chưa tự đảm bảo chi thường xuyên (giữ nguyên như quy định tại Nghị định 81). Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Được xác định mức trần học phí tối đa hệ số 2,5 lần so với cơ sở tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (giữ nguyên như quy định tại Nghị định 81).

Đối với hệ THPT: Đề nghị giữ ổn định mức học phí như năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục THPT công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên. Đối với cơ sở giáo dục THPT tự đảm bảo chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư: Cơ sở giáo dục xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế-kỹ thuật, định mức chi phí do cơ sở giáo dục ban hành. Cơ sở giáo dục trình UBND cấp tỉnh để đề nghị HĐND cấp tỉnh xem xét phê duyệt mức thu học phí.

Đối với các địa phương đã ban hành nghị quyết định mức thu học phí năm học 2022-2023 mà mức thu học phí cao hơn so với năm học 2021-2022: HĐND cấp tỉnh giao UBND cấp tỉnh trình HĐND cấp tỉnh cho phép tiếp tục thực hiện theo nghị quyết quy định mức thu học phí đối với năm học 2021-2022 đến hết năm học 2022-2023. Từ năm học 2023-2024, HĐND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh khung và mức học phí đối với THPT công lập theo chỉ số giá tiêu dùng hàng năm.

Các nội dung không nêu tại nghị quyết của Chính phủ đề nghị thực hiện theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

Cũng tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ lưu ý Bộ GD&ĐT cần khẩn trương làm việc với các bộ, ngành hữu quan, trình Chính phủ để ban hành nghị quyết về các nội dung nêu trên cho kịp triển khai từ năm học 2022-2023./.

Tác giả: Theo VGP News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,056
  • Hôm nay251,328
  • Tháng hiện tại5,053,942
  • Tổng lượt truy cập488,917,380
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây