Văn bản QPPL do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 9/2018

Thứ sáu - 26/10/2018 08:26
(CTTĐTBP) - Bộ Tư pháp vừa ra Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 9/2018. Cụ thể như sau:
I. SỐ LƯỢNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH

Trong tháng 9 năm 2018, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 22 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 18 Nghị định của Chính phủ và 04 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:

Các Nghị định của Chính phủ:

1. Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước;

2. Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;

3. Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

4. Nghị định số 117/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
5. Nghị định số 118/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về công tác kết hợp quân dân y;

6. Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;

7. Nghị định số 120/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư công và số 161/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;

8. Nghị định số 121/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương;

9. Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Gia đình văn hóa"; "Thôn văn hóa", "Làng văn hóa", "Ấp văn hóa", "Bản văn hóa", "Tổ dân phố văn hóa";

10. Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;

11. Nghị định số 124/2018/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trọng tài thương mại;

12. Nghị định số 125/2018/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

13. Nghị định số 126/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam;

14. Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

15. Nghị định số 128/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa;

16. Nghị định số 129/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng;

17. Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;

18. Nghị định số 131/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

1. Quyết định số 38/2018/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2015 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;

2. Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam;

3. Quyết định số 40/2018/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

4. Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính.

II. HIỆU LỰC THI HÀNH, SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 9 năm 2018.

Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Bãi bỏ khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 11 Điều 4 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thủy lợi. Việc phân loại đập, hồ chứa nước được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Bãi bỏ Quyết định số 285/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định về nội dung thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện quy trình vận hành hồ chứa thủy điện.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với Luật thủy lợi, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018; khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 35 điều quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước đối với đập có chiều cao từ 5 m trở lên hoặc hồ chứa nước có dung tích toàn bộ từ 50.000 m2 trở lên và an toàn cho vùng hạ du đập, cụ thể: (1) Quy định chung về: Phân loại đập, hồ chứa nước; Nguyên tắc quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; (2) Quản lý an toàn đập, hồ chứa nước trong giai đoạn xây dựng; (3) Quản lý an toàn đập, hồ chứa nước trong giai đoạn khai thác; (4) Trách nhiệm thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động liên quan đến đập, hồ chứa nước trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục Mẫu tờ khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa nước.

2. Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 10 năm 2018.

Nghị định này thay thế Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 39 điều quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cụ thể: (1) Quy định chung về: Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính; (2) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm; (3) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm; (4) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu và vi phạm quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm; (4) Vi phạm quy định về quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ; phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn; (5) Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; (6) Điều khoản thi hành.

3. Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 10 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng liên quan đến việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp (như: Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế…) và để đảm bảo phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, cụ thể: (1) Đối tượng áp dụng; (2) Cơ chế bảo đảm tiền vay; (3) Thời hạn cho vay; (4) Cơ cấu lại thời hạn và cho vay mới; (5) Chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết; (6) Chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; (7) Tổ chức thực hiện.

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục các biểu mẫu, gồm: (1) Tên chi nhánh tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân; (2) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; (3) Tên tổ chức tín dụng.

4. Nghị định số 117/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.

Nghị định này thay thế Nghị định số 70/2000/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về việc giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin liên quan đến tiền gửi và tài sản gửi của khách hàng.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm bảo đảm phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng, có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2018; khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn liên quan đến việc yêu cầu và cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, góp phần bảo vệ tốt hơn thông tin khách hàng.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 chương, 18 điều quy định về: (1) Nguyên tắc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng; Quy định nội bộ về giữ bí mật, lưu trữ và cung cấp thông tin khách hàng; (2) Việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng cho cơ quan nhà nước; (3) Việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng cho tổ chức khác, cá nhân; (4) Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của khách hàng, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng; (5) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; (2) Khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; (3) Cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng; (4)Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

5. Nghị định số 118/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về công tác kết hợp quân dân y

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 30 tháng 10 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm tiếp tục cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác kết hợp quân dân y (như Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2015 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình mới) và để khắc phục các vướng mắc trong thi hành các thông tư liên tịch hướng dẫn triển khai công tác kết hợp quân dân y trong khám bệnh, chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh đã không còn phù hợp trong tình hình mới.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 chương, 17 điều quy định về công tác kết hợp quân dân y và trách nhiệm thực hiện công tác kết hợp quân dân y, cụ thể: (1) Nguyên tắc kết hợp quân dân y; (2) Kết hợp quân dân y trong phòng, chống dịch bệnh; (3) Kết hợp quân dân y trong khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện các chương trình y tế; (4) Kết hợp quân dân y trong bảo đảm y tế phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa; xây dựng lực lượng dự bị động viên và lực lượng huy động ngành y tế; (5) Tổ chức thực hiện; (6) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác kết hợp quân dân y.

6. Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.

Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020.

Trong thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các Nghị định: số51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực thi hành.

Kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hết hiệu lực thi hành.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm bảo đảm phù hợp với Luật kế toán năm 2015 và đẩy mạnh tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ cá nhân kinh doanh… theo lộ trình đến ngày 01/11/2020.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 37 điều quy định về sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, cụ thể: (1) Quy định chung về: Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử; Loại hóa đơn điện tử; Nội dung của hóa đơn điện tử; Thời điểm lập hóa đơn điện tử; Định dạng hóa đơn điện tử; Hóa đơn điện tử hợp pháp, hóa đơn điện tử không hợp pháp; Chuyển đổi hóa đơn điện tử thành chứng từ giấy; Bảo quản, lưu trữ, tiêu hủy hóa đơn điện tử; Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; Cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử; (2) Quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; (3) Quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế; (4) Xây dựng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử; (5) Tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử; (6) Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử; (7) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; (2) Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ; (3) Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử; (4) Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn.

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục các biểu mẫu, gồm: (1) Tờ khai đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử; (2) Thông báo về việc chấp nhận/không chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử; (3) Tờ khai dữ liệu hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra; (4) Thông báo hủy hóa đơn điện tử; (5) Thông báo về hóa đơn điện tử cần rà soát; (6) Đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; (7) Thông báo về việc hết thời gian sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế/qua ủy thác tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử; không thuộc trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.

7. Nghị định số 120/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư công và số 161/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 13 tháng 9 năm 2018.

Nghị định này áp dụng cho cả các trường hợp đã quy định tại Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công phù hợp với Nghị định này.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong triển khai một số văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật đầu tư công, góp phầnđẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 điều: (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, cụ thể: Các nguồn vốn đầu tư công; Điều kiện chương trình, dự án được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm; Ứng dụng vốn đầu tư công; Thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công…; (2) Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư công, cụ thể: Lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án đầu tư công; Quản lý dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng; Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, ngành Trung ương…; (3) Bãi bỏ các quy định liên quan đến Thường trực Hội đồng nhân dân tại các Điều 19, 20, 25, 33, 34, 39, 55 của Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 và tại các Điều 21, 61 và các phụ lục kèm theo của Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015; (4) Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể: Tiêu chí dự án nhóm C quy mô nhỏ.

8. Nghị định số 121/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm bảo đảm giảm dần sự can thiệp của Nhà nước vào xây dựng thang, bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp theo định hướng đã nêu trong Đề án cải cách chính sách tiền lương, góp phần tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 02 điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương, cụ thể: (1) Nguyên tắc xây dựng định mức lao động; (2) Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

9. Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Gia đình văn hóa"; "Thôn văn hóa", "Làng văn hóa", "Ấp văn hóa", "Bản văn hóa", "Tổ dân phố văn hóa"

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 11 năm 2018.

Bãi bỏ khoản 3 Điều 50 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định này được ban hành nhằm khắc phục những vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành các quy định về xét tặng danh hiệu "Gia đình văn hóa"; "Thôn văn hóa", "Làng văn hóa", "Ấp văn hóa", "Bản văn hóa", "Tổ dân phố văn hóa".

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 21 điều quy định về: (1) Quy định chung về:Nguyên tắc xét tặng; Thời gian, thẩm quyền xét tặng, tổ chức trao tặng danh hiệu; Thang điểm, cách chấm điểm đối với danh hiệu Gia đình văn hóa và Khu dân cư văn hóa; (2) Tiêu chuẩn danh hiệu gia đình văn hóa; (3) Quy trình xét tặng danh hiệu gia đình văn hóa hàng năm; (4) Quy trình tặng giấy khen gia đình văn hóa; (5) Tiêu chuẩn danh hiệu khu dân cư văn hóa; (6) Quy trình xét tặng danh hiệu khu dân cư văn hóa hàng năm; (7) Quy trình xét tặng giấy khen khu dân cư văn hóa; (8) Tổ chức thực hiện.

Nghị định này áp dụng đối với hộ gia đình, khu dân cư, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động xét tặng danh hiệu, Giấy khen Gia đình văn hóa; danh hiệu, Giấy khen Khu dân cư văn hóa.

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục, gồm: (1) Bản đăng ký tham gia thi đua xây dựng danh hiệu Gia đình văn hóa; (2) Bản đăng ký tham gia thi đua xây dựng danh hiệu Khu dân cư văn hóa; (3) Bảng tự đánh giá thực hiện tiêu chí bình xét Gia đình văn hóa; (4) Thang điểm áp dụng bình xét Gia đình văn hóa; (5) Bảng tự đánh giá thực hiện tiêu chí bình xét Khu dân cư văn hóa; (6) Thang điểm áp dụng bình xét Khu dân cư văn hóa; (7) Biên bản họp bình xét danh hiệu Gia đình văn hóa; (8) Biên bản họp xét tặng Giấy khen Gia đình văn hóa; (9) Biên bản họp bình xét danh hiệu Khu dân cư văn hóa; (10) Biên bản họp xét tặng Giấy khen Khu dân cư văn hóa; (11) Quyết định công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa; (12) Quyết định công nhận danh hiệu Khu dân cư văn hóa; (13) Giấy khen Gia đình văn hóa; (14) Giấy khen Khu dân cư văn hóa.

10. Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 17 tháng 9 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định này được ban hành nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ trong việc cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 09 điều sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư, kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm, cụ thể: Điều kiện đầu tư kinh doanh bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Điều kiện đầu tư kinh doanh bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Điều kiện đầu tư kinh doanh chăn nuôi tập trung; Điều kiện đầu tư kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; Điều kiện đầu tư kinh doanh thực phẩm; (2) Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 quy định chi tiết một số điều của Luật thú y, cụ thể: Điều kiện sản xuất, buôn bán, nhập khẩu, kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y; (3) Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản, cụ thể: Điều kiện kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thủy sản; Khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới; Thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam; (4) Sửa đổi, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, cụ thể: Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển lưu giữ sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen; (5) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 Nghị định số181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo; (6) Bãi bỏ Thông tư số 48/2015/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chi tiết điều kiện hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật.

11. Nghị định số 124/2018/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trọng tài thương mại

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 19 tháng 9 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trọng tài thương mại. Đồng thời, thực hiện chủ trương của Chính phủ về cắt giảm điều kiện kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực trọng tài thương mại.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trọng tài thương mại, cụ thể: (1) Đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài; (2) Đăng ký hoạt động của Chi nhánh; (3) Cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh, Văn phòng đại diện của Tổ chức Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; (4) Đăng ký hoạt động Chi nhánh, thông báo việc thành lập Văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.

12. Nghị định số 125/2018/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 19 tháng 9 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Đồng thời, thực hiện chủ trương của Chính phủ về cắt giảm điều kiện kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 64/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, cụ thể: (1) Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông; (2) Điều kiện của cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ; (3) Trình tự, thủ tục chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ; (4) Giảng viên và học viên tham gia đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ; (5) Thu hồi Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo, thu hồi chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ; (6) Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.

13. Nghị định số 126/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 11 năm 2018.

Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ quy định về lập và hoạt động của các cơ sở văn hóa, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định này được ban hành nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ quy định về lập và hoạt động của các cơ sở văn hóa, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 chương, 26 điều quy định về thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận tại Việt Nam, cụ thể: (1) Nguyên tắc hoạt động; (2) Cấp, cấp lại, gia hạn giấy chứng nhận đăng ký, giấy phép thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam; (3) Chi nhánh của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam; (4) Hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam; (5) Trách nhiệm quản lý nhà nước đối với cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam; (6) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam được thành lập theo điều ước quốc tế về việc thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam; (2) Cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam được thành lập không theo điều ước quốc tế; (3) Cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan.

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục các biểu mẫu, gồm: (1) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam; (2) Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam; (3) Đơn đề nghị cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký, Giấy phép, Giấy chứng nhận thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài, chi nhánh tại Việt Nam; (4) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam; (5) Giấy phép thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam; (6) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận thành lập và hoạt động của chi nhánh cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam; (7) Giấy chứng nhận thành lập và hoạt động của chi nhánh cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam.

14. Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2018.

Nghị định này thay thế Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm bảo đảm phù hợp với một số văn bản quy phạm pháp luật như: Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, Luật giáo dục nghề nghiệp; khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 15 điều quy định trách nhiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên; trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và các cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật, cụ thể: (1)Yêu cầu đối với việc quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục; (2) Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ giáo dục và đào tạo, các Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; (3) Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo; (4) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng với các Bộ, Cơ quan ngang Bộ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

15. Nghị định số 128/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 24 tháng 9 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm bảo đảm phù hợp với một số văn bản quy phạm pháp luật như: Luật giao thông đường thủy nội địa, Luật đầu tư, Luật giáo dục nghề nghiệp…; khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số110/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, Nghị định số 78/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa. Đồng thời, thực hiện chủ trương của Chính phủ về cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 điều sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, cụ thể: sửa đổi, bổ sung điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến và điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch; bãi bỏ điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa…; (2) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, cụ thể: Điều kiện về phòng học chuyên môn, phòng thi, kiểm tra; Xưởng thực hành;Khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy; Nội dung, chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa…; (3) Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa điều kiện kinh doanh của cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa.

16. Nghị định số 129/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 11 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện chính sách của Chính phủ về việc bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần đối với các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng do Chính phủ ban hành không còn áp dụng trên thực tế.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng, cụ thể: (1) Quyết định số 191-CP ngày 23 tháng 6 năm 1980 của Hội đồng Chính phủ về hình thức xử lý đối với quân nhân đào ngũ, thanh niên trốn tránh nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và những người có những hành vi phá hoại, cản trở việc thi hành chế độ nghĩa vụ quân sự; (2) Quyết định số 163-HĐBT ngày 23 tháng 9 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng về thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân Việt Nam thuộc dân tộc ít người; (3) Nghị định số 58-HĐBT ngày 01 tháng 6 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập các tổ chức sản xuất kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng; (4) Nghị định số 54-CP ngày 07 tháng 8 năm 1995 của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ phục vụ của Hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam; (5) Nghị định số 17/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ phục vụ của Hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 54/CP ngày 07 tháng 8 năm 1995 của Chính phủ; (6) Nghị định số 63/2002/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định về khám bệnh, chữa bệnh cho thân nhân sĩ quan tại ngũ; (7) Nghị định số 18/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam; (8) Nghị định số 38/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ; (9) Nghị định số 114/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ quy định về mẫu biểu trong xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển; (10) Điều 12 Nghị định số 32/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật cơ yếu về chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu.

17. Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2018.

Nghị định này thay thế Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP và Nghị định số 170/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP và Nghị định số106/2011/NĐ-CP.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP và Nghị định số 170/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP và Nghị định số 106/2011/NĐ-CP.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 09 chương, 84 điều quy định về chữ ký số và chứng thư số; việc quản lý, cung cấp và sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, cụ thể: (1) Dịch vụ chứng thực chữ ký số; (2) Chữ ký số và chứng thư số; (3) Cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; (4) Hoạt động cung cấp dịch vụ của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; (5) Nghĩa vụ của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; (6) Đại lý dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; (7) Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức; (8) Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức; (9) Chứng thư số, chữ ký số nước ngoài tại Việt Nam; (10) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia; (11) Dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ; (12) Quyền và nghĩa vụ của thuê bao, người ký, người nhận, tổ chức, cá nhân phát triển ứng dụng, cung cấp giải pháp chữ ký số; (13) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức quản lý, cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số trong giao dịch điện tử.

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục biểu mẫu, gồm: (1) Đơn đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; (2) Đơn đề nghị thay đổi nội dung giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; (3) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; (4) Đơn đề nghị cấp chứng thư số; (5) Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; (6) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng; (7) Đơn đề nghị thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng; (8) Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng; (9) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng; (10) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng; (11) Đơn đề nghị thay đổi nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng; (12) Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng; (13) Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng; (14) Đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam; (15) Giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam.

18. Nghị định số 131/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 29 tháng 9 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thành lập theoNghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 11 điều quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo Nghị định, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp là cơ quan thuộc Chính phủ; được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật; có tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Commission for the Management of State Capital at Enterprises, viết tắt là CMSC; là đơn vị dự toán cấp I của ngân sách trung ương.

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp gồm 09 đơn vị, trong đó, 08 đơn vị có nhiệm vụ tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp và chức năng, nhiệm vụ khác được giao và 01 đơn vị sự nghiệp.

19. Quyết định số 38/2018/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2015 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 10 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định này được ban hành nhằm cụ thể hóa chủ trưởng, đường lối của Đảng và Nhà nước tại Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020, trong đó, giao cho Bộ Công thương: “Rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo hướng bỏ một số dịch vụ ngân hàng (bao gồm thẻ ghi nợ nội địa; mở và sử dụng dịch vụ tài khoản thanh toán áp dụng cho khách hàng cá nhân; vay vốn cá nhân nhằm mục đích tiêu dùng) ra khỏi Danh mục nhằm cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết, giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho các tổ chức tín dụng.”

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 03 điều, bãi bỏ khoản 2 Điều 2 “Bổ sung số thứ tự 10: Phát hành thẻ ghi nợ nội địa, mở và sử dụng dịch vụ tài khoản thanh toán (áp dụng cho khách hàng cá nhân), vay vốn cá nhân (nhằm mục đích tiêu dùng)” của Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

20. Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định này được ban hành nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn triển khai thi hành Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 02 điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, cụ thể: (1) Bãi bỏ: Quy hoạch phát triển điện gió; Lập, phê duyệt và công bố quy hoạch phát triển điện gió; Kinh phí cho công tác lập quy hoạch phát triển điện gió; Chấm dứt thực hiện dự án; Trách nhiệm của Bộ Tài chính đối với dự án điện gió; (2) Sửa đổi: Đầu tư xây dựng các dự án điện gió; Khởi công xây dựng công trình điện gió; Chế độ báo cáo; Giá điện đối với dự án điện gió nối lưới; (3) Bổ sung trách nhiệm của Bộ Công thương đối với dự án gió: Rà soát, quy định về quản lý quá trình đầu tư xây dựng các dự án điện gió; Nghiên cứu và đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế khuyến khích phát triển sản xuất thiết bị điện gió trong nước, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong dự án điện gió.

21. Quyết định số 40/2018/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.

Quyết định này thay thế Quyết định số 110/2009/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Chiến lược phát triển trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định này được ban hành nhằm bảo đảm phù hợp với một số văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành như: Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 05 điều quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo Quyết định, Viện Chiến lược phát triển là tổ chức sự nghiệp khoa học thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thực hiện chức năng nghiên cứu về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, quy hoạch cấp quốc gia, vùng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công của quốc gia; cung cấp dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đào tạo và thực hiện hoạt động tư vấn về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch theo quy định của pháp luật; có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và trụ sở chính tại thành phố Hà Nội; kinh phí hoạt động được ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của Viện Chiến lược phát triển gồm 08 đơn vị, gồm: (1) Ban Tổng hợp; (2) Ban Chiến lược phát triển các ngành sản xuất; (3) Ban Chiến lược phát triển các ngành dịch vụ; (4) Ban Chiến lược phát triển nhân lực và xã hội; (5) Ban Chiến lược phát triển vùng; (6) Ban Chiến lược phát triển hạ tầng và đô thị; (7) Văn phòng; (8) Trung tâm Nghiên cứu kinh tế miền Nam.

22. Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2018.

Quyết định này thay thế Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định này được ban hành nhằm bảo đảm phù hợp với một số văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế; Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Nghị định số87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 05 điều quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính.

Theo Quyết định, Tổng cục Thuế là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước; tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật; có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.

Tổng cục Thuế được tổ chức thành hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất, cụ thể:

- Cơ quan Tổng cục Thuế ở Trung ương gồm 17 đơn vị, trong đó, 15 đơn vị là đơn vị giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 02 đơn vị sự nghiệp.

- Cơ quan Thuế ở địa phương gồm: (1) Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đơn vị hành chính cấp tỉnh trực thuộc Tổng cục Thuế; (2) Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế cấp tỉnh./.

Tác giả: TT.THCB

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,077
  • Hôm nay226,824
  • Tháng hiện tại11,081,196
  • Tổng lượt truy cập456,476,318
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây