Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của UBND cấp tỉnh

Thứ tư - 31/10/2018 16:48
(CTTĐTBP) - Từ ngày 15/11/2018, Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 31/9/2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục có hiệu lực thi hành.
Khai giang nam hoc moi
UBND cấp tỉnh ban hành các chính sách để phát triển giáo dục trên địa bàn theo thẩm quyền.
 
Nghị định 127/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục. Nghị định 127/2018/NĐ-CP yêu cầu đối với việc quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục phải bảo đảm tính thống nhất, thông suốt và nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về giáo dục. Bảo đảm tương ứng giữa nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm với nguồn lực tài chính, nhân sự, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ được giao. Xác định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, UBND các cấp và các cơ quan có liên quan.

Theo đó, trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của UBND cấp tỉnh được quy định tại Nghị định này gồm 15 nội dung.

Một là, trình HĐND cấp tỉnh quyết định kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách phát triển giáo dục, phân luồng, hướng nghiệp học sinh tại địa phương phù hợp với chiến lược phát triển ngành giáo dục và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Quyết định mức thu học phí hàng năm đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh theo quy định của pháp luật; Quyết định biên chế công chức của cơ quan quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh trong tổng số biên chế công chức được cơ quan có thẩm quyền giao; Phê duyệt tổng số lượng người làm việc của các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo quy định của pháp luật.

Hai là, UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, dự án về giáo dục tại địa phương; ban hành các chính sách để phát triển giáo dục trên địa bàn theo thẩm quyền.

Ba là, UBND cấp tỉnh sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; bảo đảm đủ biên chế công chức quản lý giáo dục, đủ số lượng người làm việc theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt, đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, tiến tới tổ chức học 2 buổi/ngày ở giáo dục phổ thông; chịu trách nhiệm giải trình về hoạt động giáo dục, chất lượng giáo dục, quản lý đội ngũ công chức, viên chức, người lao động và người học thuộc phạm vi quản lý.

Bốn là, quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Năm là, chấp thuận việc thành lập trường cao đẳng sư phạm, phân hiệu trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu cơ sở giáo dục đại học; cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài; cấp giấy chứng nhận đầu tư và phê duyệt quy hoạch xây dựng trường, thiết kế tổng thể đối với cơ sở giáo dục đại học tư thục; tham gia thẩm định thực tế đề án thành lập cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn; kiểm tra và xác nhận các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo để Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn theo quy định.

Sáu là, thực hiện việc cử tuyển vào các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và sử dụng người đi học cử tuyển theo quy định.

Bảy là, quản lý các trường đại học công lập trực thuộc tỉnh, các trường đại học tư thục trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Tám là, bố trí đúng, đủ ngân sách nhà nước chi cho giáo dục tại địa phương theo quy định; quản lý, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước chi cho giáo dục theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách hiện hành nhằm đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; thực hiện thu, sử dụng học phí và các khoản thu hợp pháp khác đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc tỉnh; thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực hợp pháp để phát triển giáo dục tại địa phương.

Chín là, thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, xây dựng trường chuẩn quốc gia và xây dựng xã hội học tập tại địa phương.

Mười là, chỉ đạo thực hiện việc sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với đội ngũ công chức, viên chức và người lao động tại các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý theo quy định.

Mười một là, bố trí đủ quỹ đất dành cho các cơ sở giáo dục theo chiến lược, kế hoạch phát triển giáo dục tại địa phương.

Mười hai là, thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước và các chính sách của địa phương để bảo đảm quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình về thực hiện nhiệm vụ và chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; thường xuyên cập nhật thông tin về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc phạm vi quản lý vào cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục.

Mười ba là, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giáo dục tại địa phương theo quy định.

Mười bốn là, chỉ đạo thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ hằng năm và đột xuất về lĩnh vực giáo dục của địa phương với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trách nhiệm cuối cùng, là thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật./.

Tác giả: T.P

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,142
  • Hôm nay450,227
  • Tháng hiện tại21,004,640
  • Tổng lượt truy cập480,897,327
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây