Văn bản QPPL do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 01/2019

Thứ tư - 27/02/2019 17:17
(CTTĐTBP) - Bộ Tư pháp vừa ra Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 01/2019. Cụ thể như sau:
I. SỐ LƯỢNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH
Trong tháng 01/2019, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 15 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 11 Nghị định của Chính phủ và 04 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:

Các Nghị định của Chính phủ:

1. Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng;

2. Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự;

3. Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về hoạt động viễn thám;

4. Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô;

5. Nghị định số 05/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về kiểm toán nội bộ;

6. Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

7. Nghị định số 07/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay;

8. Nghị định số 08/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài;

9. Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước;

10. Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước;

11. Nghị định số 11/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định có quy định thủ tục hành chính liên quan đến yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

1. Quyết định số 01/2019/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí chất lượng thống kê nhà nước đến năm 2030;

2. Quyết định số 02/2019/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam;

3. Quyết định số 03/2019/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí xác định xã, thôn hoàn thành mục tiêu Dự án 2 (Chương trình 135) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020;

4. Quyết định số 04/2019/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm.

II. HIỆU LỰC THI HÀNH, SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2019.
Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm; Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Bãi bỏ các Điều 7, 8, 9 và 10 của Thông tư số 08/2017/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 3 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ và trang phục đối với lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ được giao quy định chi tiết một số điều của Luật lâm nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019; khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hànhNghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm; Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 21 điều, quy định về: (1) Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm; (2) Tổ chức Kiểm lâm, gồm: Tổ chức Kiểm lâm trung ương; Tổ chức Kiểm lâm cấp tỉnh; Tổ chức Kiểm lâm cấp huyện; Tổ chức Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; (3) Trang bị bảo đảm hoạt động và chế độ, chính sách đối với Kiểm lâm; (4) Nhiệm vụ, quyền hạn và bảo đảm hoạt động của Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng; (5) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với Kiểm lâm, Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng và các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.

Ban hành kèm theo Nghị định này 02 Phụ lục, cụ thể: (1) Đồng phục, Kiểm lâm hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu, cờ truyền thống, giấy chứng nhận Kiểm lâm và các phụ kiện kèm theo đồng phục củaKiểm lâm; (2) Đồng phục và các phụ kiện kèm theo đồng phục của Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.

2. Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 02 năm 2019.
Nghị định này thay thế Nghị định số 117/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về phòng thủ dân sự.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ được giao quy định chi tiết một số điều của Luật quốc phòng, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019; khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 117/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về phòng thủ dân sự.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 43 điều, quy định về: (1) Quy định chung về:Nguyên tắc tổ chức và hoạt động phòng thủ dân sự; Quản lý nhà nước về phòng thủ dân sự; (2) Xây dựng chiến lược, kế hoạch phòng thủ dân sự; (3) Xây dựng hệ thống công trình, trang bị phòng thủ dân sự; (4) Hệ thống tiếp nhận, xử lý, dự báo, cảnh báo, thông báo, báo động thông tin phòng thủ dân sự; (5) Sơ kết, tổng kết, báo cáo, kiểm tra, thanh tra về phòng thủ dân sự; (6) Tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập về phòng thủ dân sự; (7) Hợp tác quốc tế trong phòng thủ dân sự; (8) Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự và lực lượng phòng thủ dân sự; (9) Cơ chế hoạt động phòng thủ dân sự; (10) Các biện pháp phòng thủ dân sự; (11) Chế độ, chính sách đối với người tham gia phòng thủ dân sự; (12) Nguồn ngân sách, nội dung chi ngân sách cho hoạt động phòng thủ dân sự; (13) Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong hoạt động phòng thủ dân sự; (14) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân là công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân là người nước ngoài sinh sống và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

3. Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về hoạt động viễn thám

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 02 năm 2019.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ được giao quy định chi tiết một số điều của Luật đo đạc và bản đồ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 chương, 33 điều, quy định về: (1) Quy định chung về:Nguyên tắc trong hoạt động viễn thám; Danh mục các hoạt động khoa học và công nghệ về viễn thám được ưu tiên; Các ứng dụng dữ liệu ảnh viễn thám; (2) Hệ thống thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám; (3) Cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám; (4) Lưu trữ, cung cấp, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám, sản phẩm viễn thám; (5) Trách nhiệm về hoạt động viễn thám; (6) Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện.

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động viễn thám trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ban hành kèm theo nghị định này Phụ lục gồm: (1) Mẫu báo cáo công bố siêu dữ liệu viễn thám; (2)Mẫu phiếu yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám; (3) Mẫu phiếu yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu ảnh viễn thám đối với cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam.

4. Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 02 năm 2019.

Bãi bỏ Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Quyết định số 54/2007/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước thuộc Bộ Ngoại giao và các văn bản chưa phù hợp với quy định tại Nghị định này.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ được giao quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 27 điều, quy định về: (1) Nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn, định mức và thay thế xe ô tô phục vụ công tác; (2) Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh; (3) Xe ô tô phục vụ công tác chung; (4) Xe ô tô chuyên dùng; (5) Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước; (6) Điều chỉnh giá xe ô tô; (7) Khoán kinh phí sử dụng xe ô tô và thuê dịch vụ xe ô tô; (8) Sắp xếp lại, xử lý xe ô tô; (9) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp công lập, ban quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước; (2) Doanh nghiệp do Nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm cả các doanh nghiệp cấp 2, cấp 3, cấp 4 do doanh nghiệp cấp 1, cấp 2, cấp 3 nắm giữ 100% vốn điều lệ; (3) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

5. Nghị định số 05/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về kiểm toán nội bộ

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 04 năm 2019.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ được giao quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán về công tác kiểm toán nội bộ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 chương, 32 điều, cụ thể: (1) Quy định chung về: Mục tiêu của kiểm toán nội bộ; Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ; Các yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán nội bộ; Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ; (2) Công tác kiểm toán nội bộ; (3) Nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của bộ phận kiểm toán nội bộ, người làm công tác kiểm toán nội bộ; (4) Trách nhiệm của các bên đối với kiểm toán nội bộ; (5) Quản lý nhà nước về kiểm toán nội bộ; (6) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; (2) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; (3) Các đơn vị sự nghiệp công lập; (4) Các doanh nghiệp; (5) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán nội bộ.

Đối với các đối tượng mà pháp luật chuyên ngành có quy định phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ thì thực hiện theo pháp luật chuyên ngành. Những nội dung mà pháp luật chuyên ngành không có quy định thì vận dụng theo quy định tại Nghị định này để thực hiện công tác kiểm toán nội bộ.

Công tác kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng thực hiện theo Luật các tổ chức tín dụng, các văn bản hướng dẫn Luật và các văn bản hướng dẫn do Ngân hàng Nhà nước ban hành.

Công tác kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo Luật Ngân hàng Nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và các văn bản hướng dẫn do Ngân hàng Nhà nước ban hành.

6. Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 3 năm 2019.

Các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành: (1) Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; (2) Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; (3) Điều 5 Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nông nghiệp; (4) Chương IV Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm; (5) Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường; (6) Thông tư số 16/2007/TT-BNN ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quản lý, sử dụng chứng chỉ xuất khẩu mẫu vật lưu niệm thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; (7) Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý gấu nuôi.

Đối với các loài thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đồng thời thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thì áp dụng chế độ quản lý theo quy định tại Nghị định này, trừ hoạt động khai thác tạo nguồn giống ban đầu phục vụ nghiên cứu khoa học.

Hoạt động xuất khẩu, tái xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, nhập nội từ biển, quá cảnh mẫu vật CITES thực hiện theo quy định của Nghị định này.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ được giao quy định chi tiết một số điều của Luật lâm nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019; khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hànhNghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 42 điều, quy định về: (1) Danh mục, chế độ quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nuôi động vật rừng thông thường; (2) Khai thác; (3) Nuôi, trồng; (4) Xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh; (5) Chế biến, kinh doanh, vận chuyển, cất giữ; (6) Giám định và xử lý sau tịch thu; (7) Biện pháp bảo đảm thực thi cites; (8) Tổ chức thực hiện; (9) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES; nuôi động vật rừng thông thường trên lãnh thổ Việt Nam.

Ban hành kèm theo Nghị định này Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục các biểu mẫu, cụ thể: (1) Phương án khai thác từ tự nhiên mẫu vật thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES; (2) Phương án khai thác từ tự nhiên mẫu vật động vật rừng nguy cấp, quý hiếm; động vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES; (3) Đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES; (4) Phương án nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB; Động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I CITES; (5) Phương án trồng các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA; Thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I CITES; (6)Phương án nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB; động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục II, III CITES; (7) Phương án trồng thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA; các loài thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục II, III CITES; (8) Mã số cơ sở nuôi; (9) Giấy phép CITES; (10)Chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm; (11) Chứng chỉ mẫu vật tiền Công ước; (12) Đề nghị cấp giấy phép CITES/sample request for cites permit; (13) Đề nghị cấp ấn phẩm chứng chỉ CITES xuất khẩu mẫu vật lưu niệm/sample request for cites souvernir export certificate; (14) Sổ theo dõi hoạt động sản xuất, chế biến mẫu vật thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES; (15) Đề nghị cấp giấy phép CITES nhập nội từ biển/chứng chỉ CITES mẫu vật tiền công ước/sample request for cites certificate; (16) Mẫu sổ theo dõi hoạt động nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES, động vật rừng thông thường; (17) Sổ theo dõi hoạt động nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES, động vật rừng thông thường (không áp dụng cho cơ sở nuôi sinh trưởng); (18) Sổ theo dõi nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES, động vật rừng thông thường (áp dụng cho cơ sở nuôi sinh trưởng); (19) Sổ theo dõi sinh sản của động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES và động vật rừng thông thường (áp dụng cho các loài động vật đẻ trứng); (20) Sổ theo dõi sinh sản của động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES và động vật rừng thông thường (áp dụng cho các loài động vật đẻ con); (21) Mẫu sổ theo dõi cơ sở trồng thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES; (22) Sổ theo dõi cơ sở nhân giống nhân tạo thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES; (23) Sổ theo dõi cơ sở trồng thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES; (24) Báo cáo hoạt động nuôi, trồng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES và động vật rừng thông thường; (25) Báo cáo kiểm tra (dành cho cơ sở có hoạt động nghiên cứu trồng thực vật); (26) Báo cáo kiểm tra (dành cho cơ sở có hoạt động nghiên cứu nuôi sinh trưởng động vật); (27) Báo cáo kiểm tra (dành cho cơ sở có hoạt động nghiên cứu nuôi sinh sản loài động vật đẻ trứng); (28) Báo cáo kiểm tra (dành cho cơ sở có hoạt động nghiên cứu nuôi sinh sản loài đẻ con).

7. Nghị định số 07/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 3 năm 2019.

Nghị định này bãi bỏ Khoản 3 Điều 5, Khoản 3 Điều 6, Khoản 4 Điều 9, điểm c Khoản 1 Điều 10, Khoản 3 Điều 15, Khoản 3 Điều 16, Khoản 3 Điều 22, Khoản 3 Điều 23 và Khoản 3 Điều 24 Nghị định số 68/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ.

Các hồ sơ đề nghị đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay đang được xử lý trước khi Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 68/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định này được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 68/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ quy định đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay, cụ thể: (1) Yêu cầu và điều kiện đăng ký quốc tịch tàu bay; (2) Xóa đăng ký quốc tịch tàu bay, xuất khẩu tàu bay; (3) Dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu đăng ký; (4) Đăng ký quyền sở hữu tàu bay, quyền chiếm hữu tàu bay; (5) Xóa đăng ký quyền sở hữu tàu bay, quyền chiếm hữu tàu bay; (6) Thủ tục cấp mã số AEP và thủ tục đăng ký, xóa đăng ký văn bản IDERA; (7) Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam.

8. Nghị định số 08/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 3 năm 2019.

Các chế độ quy định tại Nghị định này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

Bãi bỏ Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; Nghị định số 48/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định này được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; Nghị định số 48/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2005/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với cán bộ, công chức công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 chương, 16 điều quy định về: (1) Căn cứ và nguyên tắc xác định chế độ đối với thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; (2) Quy định cụ thể về: Chế độ sinh hoạt phí; Chế độ phụ cấp; Chế độ trợ cấp; Chế độ bảo hiểm khám, chữa bệnh; Một số chế độ khác; Thời gian làm việc và chế độ nghỉ ngơi; Chế độ phu nhân/phu quân; Chế độ đối với con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; (3) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, phu nhân/phu quân và con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; (2) Các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc bảo đảm và thực hiện các chế độ theo quy định của Nghị định này.

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục 05 Bảng chỉ số sinh hoạt phí, gồm: (1) Bảng chỉ số sinh hoạt phí đối với thành viên cơ quan đại diện việt nam ở nước ngoài giữ chức vụ ngoại giao; (2) Bảng chỉ số sinh hoạt phí đối với thành viên cơ quan việt nam ở nước ngoài không giữ chức vụ ngoại giao; (3) Bảng chỉ số sinh hoạt phí đối với thành viên cơ quan việt nam thuộc chuyên ngành an ninh - quốc phòng không giữ chức vụ ngoại giao; (4) Bảng chỉ số sinh hoạt phí đối với nhân viên hành chính, kỹ thuật, hậu cần; (5) bảng chỉ số sinh hoạt phí đối với phu nhân/phu quân.

9. Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 12 tháng 3 năm 2019.

Bãi bỏ điểm a khoản 1 Điều 47 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ.

Các chế độ báo cáo do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục có hiệu lực thi hành cho đến khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bị bãi bỏ.

Trước ngày 01 tháng 6 năm 2019, bộ, cơ quan, địa phương ban hành văn bản để sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các chế độ báo cáo do cơ quan mình ban hành nhằm đáp ứng các quy định tại Nghị định này.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định này được ban hành nhằm quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước; thống nhất trong việc thực hiện công tác báo cáo giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức, cá nhân liên quan.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 33 điều, quy định về: (1) Các loại chế độ báo cáo; (2) Nguyên tắc, thẩm quyền ban hành và nội dung chế độ báo cáo; (3) Yêu cầu đối với việc ban hành chế độ báo cáo; (4) Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chế độ báo cáo và hệ thống thông tin báo cáo quốc gia; (5) Quyền, trách nhiệm của các bộ, cơ quan, địa phương và tổ chức, cá nhân trong thực hiện chế độ báo cáo; (6) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức có liên quan đến việc ban hành và thực hiện các chế độ báo cáo; (2) Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chế độ báo cáo do cơ quan hành chính nhà nước ban hành.

10. Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 3 năm 2019.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định này được ban hành nhằm quy định về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 chương, 17 điều, quy định về: (1) Quy định chung về: Đại diện chủ sở hữu nhà nước; Cơ quan đại diện chủ sở hữu; (2) Thực hiện quyền, trách nhiệm củaChính phủ, Thủ tướng Chính phủ; (3) Thực hiện các quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu; (4) Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp; (5) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; (2) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; (3) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

11. Nghị định số 11/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định có quy định thủ tục hành chính liên quan đến yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 3 năm 2019.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định này được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định có quy định thủ tục hành chính liên quan đến yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 08 điều, sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định có quy định thủ tục hành chính liên quan đến yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về: Thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vũ trường; Phạm vi kinh doanh vũ trường; (2) Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật về sao chép tác phẩm mỹ thuật; (3)Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo về: Hồ sơ, trình tự thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; Sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; Cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện; (4) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể về: Hồ sơ đề nghị xét tặng; Nộp và tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng; (5) Sửa đổi, bổ sung Nghị định số89/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” về: Hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”; (6) Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 133/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật về:Hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật.

12. Quyết định số 01/2019/QĐ-TTg ngày 05 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí chất lượng thống kê nhà nước đến năm 2030

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 3 năm 2019.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định này được ban hành nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ tại Đề án tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thống kê đến năm 2030, theo đó, mục tiêu cụ thể là “Xây dựng và áp dụng đồng bộ các tiêu chuẩn chất lượng, công cụ, phương pháp, quy trình đánh giá và báo cáo chất lượng thống kê theo chuẩn quốc tế trong toàn bộ hệ thống thống kê nhà nước” và nhiệm vụ “Xây dựng bộ tiêu chí chất lượng thống kê”.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 04 điều, ban hành Bộ tiêu chí chất lượng thống kê nhà nước đến năm 2030, theo đó, Bộ tiêu chí là cơ sở để đánh giá chất lượng thống kê, thực hiện trách nhiệm giải trình với các bên liên quan về thực trạng chất lượng và hiệu quả hoạt động thống kê nhà nước, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng thống kê, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các đối tượng sử dụng thông tin thống kê nhà nước.

Quyết định này áp dụng cho các cơ quan thống kê thuộc hệ thống tổ chức thống kê nhà nước theo quy định của Luật thống kê và tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đánh giá chất lượng thống kê nhà nước.

Ban hành theo Quyết định này Phụ lục Bộ tiêu chí chất lượng thống kê nhà nước đến năm 2030.

13. Quyết định số 02/2019/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 08 tháng 01 năm 2019.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định này được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 03 điều, cụ thể: (1) sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam về giá điện của các dự án điện mặt trời và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước; (2) Bãi bỏ khoản 3 Điều 13 Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg.

14. Quyết định số 03/2019/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí xác định xã, thôn hoàn thành mục tiêu Dự án 2 (Chương trình 135) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2019.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định này được ban hành nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ tại Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020 về việc phát triển kinh tế - xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 07 điều, quy định về: (1) Tiêu chí xác định xã hoàn thành mục tiêu Dự án 2 (Chương trình 135) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020; (2) Tiêu chí xác định thôn, làng, ấp, bản và tương đương hoàn thành mục tiêu Dự án 2 (Chương trình 135) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020; (3) Trình tự xác định xã, thôn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135; (4) Nguyên tắc xử lý kinh phí đối với các xã, thôn đã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135; (6) Tổ chức thực hiện.

15. Quyết định số 04/2019/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 3 năm 2019.

Quyết định này thay thế Quyết định số 47/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm.

Quỹ phòng, chống tội phạm cấp tỉnh đã được thành lập theo Quyết định số 47/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm để được tiếp tục hoạt động thì phải thành lập lại theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và Quyết định này.

Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật viện dẫn tại Quyết định này nếu được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng một văn bản quy phạm pháp luật mới thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật mới đó.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định này được ban hành nhằm quy định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm; khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Quyết định số 47/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 07 điều, quy định về: (1) Nguyên tắc thành lập, quản lý, điều hành, sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm; (2) Thành lập Quỹ phòng, chống tội phạm trung ương; (3) Nội dung chi và định mức chi từ Quỹ phòng, chống tội phạm trung ương; (4) Trách nhiệm thực hiện quản lý, điều hành Quỹ phòng, chống tội phạm trung ương.
Theo Quyết định, Quỹ phòng, chống tội phạm là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở trung ương (gọi là Quỹ phòng, chống tội phạm trung ương) và ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Quỹ phòng, chống tội phạm cấp tỉnh) để hỗ trợ cho công tác phòng, chống tội phạm.

Quyết định này áp dụng đối với: (1) Các cơ quan, đơn vị có chức năng liên quan đến hoạt động phòng, chống tội phạm; (2) Các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống tội phạm; gia đình và người trực tiếp tham gia phòng, chống tội phạm bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản./.

Tác giả: TT.THCB

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,021
  • Hôm nay82,592
  • Tháng hiện tại9,906,854
  • Tổng lượt truy cập455,301,976
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây