Văn bản QPPL do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 5/2018

Thứ bảy - 30/06/2018 23:09
(CTTĐTBP) - Bộ Tư pháp vừa ra thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 5/2018.
I. SỐ LƯỢNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH

Trong tháng 5 năm 2018, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 28 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 24 Nghị định của Chính phủ và 04 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:

Các Nghị định của Chính phủ:

1. Nghị định số 62/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi;

2. Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư;

3. Nghị định số 64/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

4. Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đường sắt;

5. Nghị định số 66/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán Nhà nước;

6. Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thủy lợi;

7. Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

8. Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương;

9. Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước;

10. Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ;

11. Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

12. Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất;

13. Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

14. Nghị định số 75/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và trang phục, phù hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu;

15. Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ;

16. Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;

17. Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

18. Nghị định số 79/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;

19. Nghị định số 80/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấp phép và quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện; Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh;

20. Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại;

21. Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;

22. Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về khuyến nông;

23. Nghị định số 84/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về ngưng hiệu lực đối với một số quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;

24. Nghị định số 85/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.

Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

1. Quyết định số 21/2018/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thể dục thể thao thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

2. Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước;

3. Quyết định số 23/2018/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao ban hành kèm theo Quyết định số 42/2014/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2014;

4. Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới.

II. HIỆU LỰC THI HÀNH, SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Nghị định số 62/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 02 tháng 5 năm 2018.
Thời hạn hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm kịp thời khắc phục những khoảng trống pháp lý trong thời gian chuyển tiếp từ khi Luật phí và lệ phí có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến khi Luật thủy lợi có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2018, đồng thời bảo đảm chính sách an sinh xã hội đã thực hiện bằng chính sách miễn thu thủy lợi phí từ năm 2008-2016.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 15 điều quy định cụ thể: (1) Đối tượng, phạm vi, mức, phương thức hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi; (2) Lập, phân bổ dự toán, cấp phát, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi; (3) Trách nhiệm của tổ chức khai thác công trình thủy lợi, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Nghị định này được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia khai thác công trình thủy lợi trên lãnh thổViệt Nam gồm: (1) Chủ sở hữu công trình thủy lợi; (2) Chủ quản lý công trình thủy lợi; (3) Tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi; (4) Tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và (5) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

2. Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 19 tháng 6 năm 2018.
Nghị định này thay thế Nghị định số15/2015/NĐ-CPngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

Nghị định này bãi bỏ các nội dung quy định về chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án PPP tại cácĐiều 10, 17, 19, 24 và 33 Nghị định số 136/2015/NĐ-CPngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư công.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số15/2015/NĐ-CPngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư và Nghị định số 136/2015/NĐ-CPngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư công; đảm bảo phù hợp với Luật quản lý, sử dụng tài sản công, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 11 chương, 77 điều quy định về lĩnh vực, điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư, cụ thể: (1) Quy định chung về:Lĩnh vực đầu tư và phân loại dự án; Chi phí chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Nguồn vốn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư; Ban chỉ đạo về PPP và đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP, trình tự thực hiện dự án PPP; Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng dự án; (2) Nguồn vốn thực hiện dự án; (3) Chủ trương đầu tư và công bố dự án PPP; (4) Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; (5) Trình tự thực hiện dự án theo hợp đồng BT; (6) Lựa chọn nhà đầu tư, thành lập doanh nghiệp dự án và ký kết hợp đồng dự án; (7) Triển khai thực hiện dự án; (8) Quyết toán và chuyển giao công trình dự án; (9) Ưu đãi và bảo đảm đầu tư; (10) Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư theo hình thức đối tác công tư; (11) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, bên cho vay và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

3. Nghị định số 64/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 6 năm 2018.
Nghị định này thay thế: (1) Nghị định số119/2013/NĐ-CPngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; (2) Các nộidung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản tại Nghị định số41/2017/NĐ-CPngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số119/2013/NĐ-CPngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và Nghị định số41/2017/NĐ-CPngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 37 điều quy định cụ thể: (1) Quy định chung về: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả;mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản; nguyên tắc xác định mức vi phạm về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản; (2) Hình thức xử phạt và mức xử phạt trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản đối với hành vi vi phạm về: điều kiện cơ sở sản xuất, gia công, mua bán, nhập khẩu; chất lượng trong sản xuất, gia công, mua bán, nhập khẩu; sản xuất, gia công, mua bán sản phẩm; sản xuất, gia công, mua bán sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản hết hạn sử dụng; khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản; sản xuất, gia công, mua bán, nhập khẩu, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có chứa kháng sinh; sử dụng chất cấm; (3) Hình thức xử phạt và mức xử phạt trong lĩnh vực giống vật nuôi đối với hành vi vi phạm về: quản lý và bảo tồn nguồn gen vật nuôi trong khu bảo tồn; khai thác và bảo tồn nguồn gen vật nuôi quý hiếm; trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm; khảo nghiệm, kiểm định giống vật nuôi mới; sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi; sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng; nhập khẩu giống vật nuôi; chất lượng giống vật nuôi trong kinh doanh; giấy chứng nhận, văn bản cho phép, giấy phép về giống vật nuôi; quy định về an toàn sinh học trong chăn nuôi; (4) Thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản; (5) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên lãnh thổ Việt Nam.

4. Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đường sắt

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
Nghị định này bãi bỏ Nghị định số14/2015/NĐ-CPngày 13 tháng 02 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đường sắt.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để triển khai thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đường sắt.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 09 chương, 55 điều quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đường sắt, cụ thể: (1) Xử lý các vị trí đường sắt giao nhau với đường sắt, đường sắt giao nhau với đường bộ không phù hợp với quy định của Luật đường sắt, các lối đi tự mở và lộ trình thực hiện, gồm: (i) Yêu cầu và nguyên tắc chung; (ii) Vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt; (2) Danh mục phụ kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị chuyên dùng cho đường sắt; niên hạn sử dụng phương tiện giao thông đường sắt và lộ trình thực hiện; (3) Điều kiện kinh doanh đường sắt; (4) Miễn, giảm giá vé cho các đối tượng chính sách xã hội khi đi tàu; (5) Danh mục hàng nguy hiểm và vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt; (6) Hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh đường sắt trong trường hợp vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội; (7) Tổ chức thực hiện.

Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến các hoạt động đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5. Nghị định số 66/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán Nhà nước

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 và áp dụng từ năm ngân sách 2017.

Nghị định số162/2006/NĐ-CPngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về chế độ tiền lương, chế độ trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức kiểm toán nhà nước và chế độ ưu tiên đối với kiểm toán viên nhà nước; Nghị định số32/2011/NĐ-CPngày 16 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ và Nghị định số02/2015/NĐ-CPngày 02 tháng 01 năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số162/2006/NĐ-CPngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với Nghị quyết số 325/2016/UBTVQH14 ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chế độđốivới cán bộ, công chức của Kiểm toán Nhà nước.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 điều quy định về: (1) Chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán Nhà nước theo quy định tại Phụ lục số 6 Nghị quyết số 325/2016/UBTVQH14 ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; (2) Kinh phí, sử dụng kinh phí được trích để thực hiện chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước.

Nghị định này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán Nhà nước.

6. Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thủy lợi

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để triển khai thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao quy định chi tiết một số điều của Luật thủy lợi.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 38 điều quy định chi tiết một số điều của Luật thủy lợi, cụ thể: (1) Phân loại và phân cấp công trình thủy lợi; (2) Quy định về năng lực của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi; (3) Cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; (4) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Tổ chức, cá nhân Việt Nam; (2) Tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động liên quan đến thủy lợi trên lãnh thổnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

7. Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
Nghị định số16/2010/NĐ-CPngày 03 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để triển khai thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao quy định chi tiết một số điều của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, đồng thời quy định một số biện pháp thi hành Luật này.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 chương, 37 điều quy định chi tiết một số điều của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và một số biện pháp thi hành luật, cụ thể: (1) Thiệt hại được bồi thường; (2) Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường; (3) Trách nhiệm hoàn trả; (4) Trách nhiệm và phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước; (5) Trách nhiệm thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan giải quyết bồi thường, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, người bị thiệt hại, người yêu cầu bồi thường, người giải quyết bồi thường, người thi hành công vụ gây thiệt hại và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác bồi thường nhà nước.

8. Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2018.
Nghị định này bãi bỏ: (1) Nghị định số187/2013/NĐ-CPngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài; (2) Các Điều 2, 3, 4, 5, 6, 7 Nghị định số 77/2016/NĐ-CPngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương; (3) Quyết định số10/2010/QĐ-TTgngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để triển khai thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương; khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số187/2013/NĐ-CPngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài; Nghị định số 77/2016/NĐ-CPngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương và Quyết định số10/2010/QĐ-TTgngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 08 chương, 73 điều quy định chi tiết một số điều của Luật thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương, cụ thể: (1) Quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; (2) Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa; (3) Quá cảnh hàng hóa; (4) Gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài; (5) Đại lý mua, bán hàng hóa với nước ngoài; (6) Cơ chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương; (7) Tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Cơ quan quản lý nhà nước; (2) Thương nhân tham gia hoạt động ngoại thương; (3) Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khác có liên quan.

Ban hành kèm theo Nghị định này 10 phụ lục, gồm: (1) Phụ lục 1 về: Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; (2) Phụ lục 2 về: Danh mục hàng hóa chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu; (3) Phụ lục 3 về: Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện; (4) Phụ lục 4 về: Danh mục hàng hóa có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh; (5) Phụ lục 5 về: Danh mục hàng hóa và thẩm quyền quản lý CFS; (6) Phụ lục 6 về: Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu; (7) Phụ lục 7 về: Danh mục hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện; (8) Phụ lục 8 về: Danh mục hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện; (9) Phụ lục 9 về: Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện; (10) Phụ lục 10 về: Danh mục sản phẩm quân phục cấp giấy phép sản xuất, gia công sử dụng cho các lực lượng vũ trang nước ngoài.

9. Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, như: Luật quản lý, sử dụng tài sản công, Luật chuyển giao công nghệ…; khắc phục những tồn tại, bất cập trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, đảm bảo sự công khai, minh bạch và giám sát chặt chẽ việc quản lý và xử lý tài sản.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 chương, 41 điều quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước, cụ thể: (1) Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành từ việc triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước; (2) Quản lý, sử dụng tài sản trang bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngân sách cấp; (3) Quản lý, sử dụng và xử lý tài sản trang bị để triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngân sách hỗ trợ; (4) Quản lý, xử lý tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ; (5) Quản lý tài chính trong xử lý tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước; (6) Cơ sở dữ liệu về tài sản hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước; (7) Điều khoản chuyển tiếp và điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ; (2) Cơ quan được giao quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ; (3) Đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với tài sản là kết quả của việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định tại Luật khoa học và công nghệ; (4) Tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; (5) Tổ chức, cá nhân thụ hưởng kết quả của việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; (6) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến quá trình quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

10. Nghị định số 71/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
Nghị định này bãi bỏ: (1) Nghị định số39/2009/NĐ-CPngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp; (2) Nghị định số54/2012/NĐ-CPngày 22 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số39/2009/NĐ-CPngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp; (3) Các quy định về tiền chất thuốc nổ tại Nghị định số76/2014/NĐ-CPngày 29 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;(4) Chương III Nghị định số 77/2016/NĐ-CPngày 01 tháng 7 nám 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương;(5) Chương VII Nghị định số 08/2018/NĐ-CPngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định này được ban hành nhằm quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hành Nghị định số39/2009/NĐ-CPngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp, Nghị định số54/2012/NĐ-CPngày 22 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số39/2009/NĐ-CPngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp, Nghị định số76/2014/NĐ-CPngày 29 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, Nghị định số 77/2016/NĐ-CPngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương, Nghị định số 08/2018/NĐ-CPngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định này gồm 05 chương, 20 điều quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ, cụ thể: (1) Trình độ chuyên môn, huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy, ứng phó sự cố trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; (2) Huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ; (3) Quản lý, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ và thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; (4) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ tại Việt Nam.

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục gồm: (1) Mẫu giấy đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn; (2) Mẫu danh sách đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn; (3) Mẫu giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn; (4) Mẫu quyết định thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.

11. Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
Nghị định này thay thế Nghị định số47/2017/NĐ-CPngày 24 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc điều chỉnh mức lương cơ sở cho các đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm theo Nghị quyết số 49/2017/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội vềdự toán ngân sách nhà nước năm 2018.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 điều quy định cụ thể: (1) Mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, ở xã, phường, thị trấn, ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang; (2) Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008; (2) Cán bộ, công chức cấp xã quy định tạikhoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008; (3) Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật viên chức năm 2010; (4) Người làm việc theo chếđộ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chếđộ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; (5) Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số45/2010/NĐ-CPngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; (6) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; (7) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân; (8) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu; (9) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

12. Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2018.
Nghị định số82/2013/NĐ-CPngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định số126/2015/NĐ-CPngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CPngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Các tổ chức, cá nhân kinh doanh hai tiền chất N-Phenethyl-4-piperidinone (NPP) và 4-ANPP thực hiện các quy định về quản lý tiền chất theo Nghị định này và các văn bản có liên quan kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, Luật dược…; khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn thi hànhNghị định số82/2013/NĐ-CPngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định số126/2015/NĐ-CPngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số82/2013/NĐ-CPngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều quy định cụ thể: (1) Danh mục các chất ma túy và tiền chất; (2) Tổ chức thực hiện.

Ban hành kèm theo Nghị định này các danh Mục chất ma túy và tiền chất gồm: (1) Danh mục 1 về: Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, Điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền; (2) Danh mục 2 về: Các chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; (3) Danh mục 3 về: Các chất ma túy được dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. (4) Danh mục 4 về: Các tiền chất.

13. Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
Các quy định khác về chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp, giải thưởng chất lượng quốc gia, mã số, mã vạch tại các văn bản quy phạm pháp luật cùng cấp và cấp thấp hơn Nghị định này hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định này được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, cụ thể: (1) Sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn; (2) Quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa lưu thông trên thị trường; (3) Đánh giá sự phù hợp; (4) Mã số, mã vạch về quản lý mã số, mã vạch; (5) Giải thưởng chất lượng quốc gia; (6) Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; (7) Điều khoản thi hành.

Ban hành kèm theo Nghị định này các mẫu: (1) Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu; (2) Phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu; (3) Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu; (4) Đơn đăng ký chỉ định hoạt động đánh giá sự phù hợp; (5) Danh sách thử nghiệm viên, giám định viên, kiểm định viên, chuyên gia đánh giá; (6) Danh mục tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình, thủ tục thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận; (7) Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ thử nghiệm/kiểm định; (8) Quyết định về việc chỉ định tổ chức thử nghiệm/chứng nhận/giám định/kiểm định; (9) Đơn đăng ký thay đổi/bổ sung phạm vi, lĩnh vực được chỉ định; (10) Đơn đề nghị cấp lại quyết định chỉ định; (11) Báo cáo tình hình hoạt động đánh giá sự phù hợp; (12) Đơn đăng ký sử dụng mã số, mã vạch; (13) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch; (14) Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch; (15) Đơn đề nghị xác nhận việc sử dụng mã nước ngoài; (16) Đơn đề nghị xác nhận ủy quyền sử dụng mã số, mã vạch; (17) Xác nhận sử dụng mã nước ngoài; (18) Xác nhận ủy quyền sử dụng mã số, mã vạch; (19) Đơn đăng ký tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia.

14. Nghị định số 75/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và trang phục, phù hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
Nghị định số55/2006/NĐ-CPngày 31 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trang thiết bị, trang phục, phù hiệu và công cụ hỗ trợ của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số55/2006/NĐ-CPngày 31 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trang thiết bị, trang phục, phù hiệu và công cụ hỗ trợ của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa; đảm bảo phù hợp với Luật đường sắt, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 21 điều quy định về: (1) Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu; (2) Chế độ, chính sách, huấn luyện, bồi dưỡng, bổ túc nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ trên tàu; (3)Cấp và sử dụng trang thiết bị, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và biển hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu; (4) Kinh phí cho hoạt động của lực lượng bảo vệ trên tàu; (5) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức đối với lực lượng bảo vệ trên tàu; (6) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt trên mạng đường sắt quốc gia và (2) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động bảo vệ trên tàu.

Ban hành kèm theo Nghị định này 05 phụ lục gồm: (1) Phụ lục 1 về: Giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ trên tàu; (2) Phụ lục 2 về: Trang phục của bảo vệ trên tàu; (3) Phụ lục 3 về: Sao hiệu, phù hiệu của bảo vệ trên tàu; (4) Phụ lục 4 về: Cấp hiệu của bảo vệ trên tàu; (5) Phụ lục 5 về: Biển hiệu của bảo vệ trên tàu.

15. Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
Nghị định này thay thế Nghị định số133/2008/NĐ-CPngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ, Nghị định số103/2011/NĐ-CPngày 15 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số133/2008/NĐ-CPngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ và Nghị định số120/2014/NĐ-CPngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số133/2008/NĐ-CPngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để triển khai thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 43 điều quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành cácĐiều 9, 10, 11, 27, 31, khoản 3 Điều 32, 35, 36, 40, 42, 43, khoản 3 Điều 48, khoản 2, 3 Điều 52 của Luật chuyển giao công nghệ, cụ thể: (1) Danh mục công nghệ, quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ; (2) Biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, ứng dụng, đổi mới công nghệ và phát triển thị trường khoa học và công nghệ; (3) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, điều kiện hoạt động của tổ chức đánh giá, thẩm định giá, giám định công nghệ; (4) Tổ chức thực hiện.

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động chuyển giao công nghệ quy định tạiĐiều 1 của Luật chuyển giao công nghệ.

16. Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng để nâng cao hiệu quả công trình thuỷ lợi, thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để thực hiện các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng (lúa và cây trồng cạn), sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, đáp ứng mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 13 điều quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước bao gồm: Đầu tư xây dựng mới công trình tích trữ nước, hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, trạm bơm điện, cống và kiên cố kênh mương đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới, cụ thể: (1) Các chính sách hỗ trợ; (2) Tổ chức thực hiện; (3) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: Tổ chức thủy lợi cơ sở, cá nhân là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở có liên quan trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục mẫu đơn đề nghị hỗ trợ.

17. Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số127/2007/NĐ-CPngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, cụ thể: (1) Yêu cầu chung trong xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; (2) Xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia; (3) Kinh phí xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; (4) Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia; (5) Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; (6) Hồ sơ dự thảo quy chuẩn kỹ thuật; (7) Phân công trách nhiệm xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; (8) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh về công bố tiêu chuẩn áp dụng; (9) Tổ chức thực hiện.

18. Nghị định số 79/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
Nghị định này bãi bỏ: (1) Nghị định số25/2012/NĐ-CPngày 05 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh quản lý vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; (2) Nghị định số 26/2012/NĐ-CPngày 05 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục,thẩm quyền và kinh phí phục vụ việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổvà công cụ hỗ trợ; (3) Nghị định số76/2014/NĐ-CPngày 29 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành để triển khai thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018, đồng thời quy định một số biện pháp thi hành Luật này.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 05 chương, 25 điều quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, cụ thể: (1) Quy định chung về: Quản lý, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; thẩm quyền, trình tự, thủ tục làm mất tính năng, tác dụng và xác nhận tình trạng vũ khí, công cụ hỗ trợ được sử dụng để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật; thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; (2) Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí; (3) Huấn luyện và cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận sử dụng, chứng chỉ quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; (4) Trách nhiệm quản lý nhà nước và công tác kiểm tra việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; (5) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan đến quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.

19. Nghị định số 80/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấp phép và quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện; Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 7 năm 2018.
Nghị định này bãi bỏ: (1) Điều 19, Điều 20 và Điều 21 Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấp phép và quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện; (2) Điều 26, Điều 27 và Điều 49 Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấp phép và quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện và Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấp phép và quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện; Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh, cụ thể: (1) Hợp đồng, kết thúc hợp đồng cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện; (2) Chế độ, chính sách đối với người đi cai nghiện ma túy tự nguyện; (3) Thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện; (4) Nguồn kinh phí thực hiện chế độ cai nghiện ma túy tự nguyện.

20. Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2018.
Nghị định số37/2006/NĐ-CPngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chitiếtLuật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số37/2006/NĐ-CPngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chitiếtLuật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 04 chương, 33 điều quy định chitiếtthi hành Luật thương mại về một số hoạt động xúc tiến thương mại, bao gồm khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại, cụ thể: (1) Nguyên tắc thực hiện khuyến mại, hạn mức tối đa giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại và mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại; (2) Các hình thức khuyến mại; (3) Thông báo, đăng ký, công bố, báo cáo kết quả, chấm dứt thực hiện khuyến mại; (4) Hàng hóa, dịch vụ trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại; (5) Trình tự, thủ tục đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại; (6) Tổ chức thực hiện.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Thương nhân thực hiện khuyến mại; (2) Thương nhân trực tiếp tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; (3) Các tổ chức, cá nhân hoạt động có liên quan đến thương mại, các đối tượng có quyền hoạt động xúc tiến thương mại quy định tạiĐiều 91, Điều 131 Luật thương mạikhi thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.

Ban hành kèm theo Nghị định này phụ lục, gồm: (1) Thông báo thực hiện khuyến mại; (2) Đăng ký thực hiện khuyến mại; (3) Thể lệchươngtrình khuyến mại; (4) Xác nhận đăng ký thực hiện khuyến mại; (5) Không xác nhận đăng ký thực hiện khuyến mại; (6) Thông báo/đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dungchươngtrình khuyến mại; (7) Báo cáo thực hiện khuyến mại; (8) Quyết định về việc thu nộp ngân sách nhà nước 50% giá trị giải thưởng không có người trúng thưởng củachươngtrình khuyến mại; (9) Báo cáo kết quả thực hiện nộp ngân sách nhà nước; (10) Đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; (11) Xác nhận đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; (12) Không xác nhận đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; (13) Đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; (14) Báo cáo kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.

21. Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 7 năm 2018.
Nghị định số29/2008/NĐ-CPngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số29/2008/NĐ-CP, Nghị định số114/2015/NĐ-CPngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sungĐiều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CPhết hiệu lực kể từ khi Nghị định này có hiệu lực.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số29/2008/NĐ-CPngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, Nghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số29/2008/NĐ-CP, Nghị định số114/2015/NĐ-CPngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sungĐiều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 07 chương, 68 điều quy định về quy hoạch, thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp và khu kinh tế, cụ thể: (1) Quy hoạch, đầu tư, thành lập khu công nghiệp và khu kinh tế; (2) Chính sách đối với khu công nghiệp và khu kinh tế; (3) Một số loại hình khu công nghiệp, gồm: (i) Khu công nghiệp hỗ trợ; (ii) Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ; (iii) Khu công nghiệp sinh thái; (4) Quản lý nhà nước khu công nghiệp và khu kinh tế; (5) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; (6) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp và khu kinh tế.

22. Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về khuyến nông

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2018.

Nghị định này thay thế Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm quy định chi tiết thi hành khoản 4 Điều 52 Luật chuyển giao công nghệ; khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định này thay thế Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 chương, 39 điều quy định hình thức, phương thức, đối tượng, chính sách về khuyến nông và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp theo quy định tạikhoản 4 Điều 52 Luật chuyển giao công nghệ, cụ thể: (1) Quy định chung về: Mục tiêu của khuyến nông, nguyên tắc hoạt động khuyến nông, đối tượng chuyển giao và đối tượng nhận chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp; (2) Nội dung, phương thức hoạt động khuyến nông; (3) Hình thức hoạt động khuyến nông trung ương; (4) Hình thức hoạt động khuyến nông địa phương; (5) Chính sách chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp thông qua hoạt động khuyến nông; (6) Kinh phí khuyến nông; (7) Tổ chức thực hiện.

Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khuyến nông và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp tại Việt Nam.

Ban hành kèm theo Nghị định này phụ lục biểu mẫu gồm: (1) Tóm tắt hoạt động khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong nông nghiệp của tổ chức đăng ký chủ trì dự án khuyến nông trung ương; (2) Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký Chủ nhiệm dự án khuyến nông trung ương; (3) Thuyết minh dự án khuyến nông trung ương; (4) Xác nhận phối hợp thực hiện dự án khuyến nông trung ương; (5) Xác nhận triển khai dự án khuyến nông trung ương tại địa phương; (6) Báo cáo kết quả dự án khuyến nông trung ương; (7) Báo cáo tổng kết dự án khuyến nông trung ương; (8) Đề xuất nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên.

23. Nghị định số 84/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về ngưng hiệu lực đối với một số quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2017 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm ngưng hiệu lực thi hành đối với một số quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều quy định vềngưng hiệu lực thi hành đối với một số quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải đến hết ngày 30/6/2018, cụ thể: (1) Áp dụng thủ tục điện tử đối với tàu thuyền; (2) Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện thủ tục điện tử đối với tàu thuyền; (3) Chứng từ điện tử, chuyển đổi từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử và ngược lại trong việc làm thủ tục điện tử đối với tàu thuyền; (4) Sử dụng chữ ký số khi làm thủ tục điện tử đối với tàu thuyền; (5) Tiếp nhận và xử lý các vướng mắc của người làm thủ tục; (6) Hiệu lực thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khuyến nông và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp tại Việt Nam.

24. Nghị định số 85/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2018.
Nghị định này bãi bỏ: (1) Quyết định số 161/2008/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và (2) Quyết định số 40/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong Công an nhân dân.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với Luật quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018; khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Quyết định số 161/2008/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và Quyết định số 40/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong Công an nhân dân.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 11 điều quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cụ thể: (1) Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung và xe ô tô chuyên dùng; (2) Xe ô tô phục vụ công tác chung của ban quản lý dự án; (3) Giá mua xe ô tô; (4) Thay thế xe ô tô tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; (5) Sắp xếp lại, xử lý xe ô tô; (6) Xử lý vi phạm; (7) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; (2) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ; công nhân, viên chức quốc phòng phục vụ trong tổ chức biên chế tại các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Bộ Quốc phòng; (3) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật; công nhân viên công an; lao động hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế; hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ nghĩa vụ; học sinh công an tại các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Bộ Công an.

25. Quyết định số 21/2018/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thể dục thể thao thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 07 tháng 5 năm 2018.

Quyết định này thay thế Quyết định số 22/2014/QĐ-TTgngày 13 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thể dục thể thao trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, như: Nghị định số123/2016/NĐ-CPngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Nghị định số79/2017/NĐ-CPngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Quyết định số22/2014/QĐ-TTgngày 13 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thể dục thể thao trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 06 điều quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thể dục thể thao thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Theo Quyết định, Tổng cục Thể dục thể thao là tổ chức thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về thể dục, thể thao trên phạm vi cả nước; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ công về thể dục, thể thao theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thể dục thể thao gồm 18 đơn vị trực thuộc, trong đó có 07 đơn vị giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thểdục thể thao thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 11 đơn vị sự nghiệp.

26. Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

Chỉ thị số24/1998/CT-TTgngày 19 tháng 6 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư hết hiệu lực kểtừ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về tự quản, phát huy dân chủ ở cơ sở, góp phần đưa thực hiện dân chủ ở cơ sở đi vào thực chất; khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành pháp luật về xây dựng thực hiện hương ước, quy ước; sửa đổi, bổ sung, thay thế quy định không còn phù hợp để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 05 chương, 20 điều quy định cụ thể: (1) Nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước; (2) Phạm vi nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục soạn thảo, sửa đổi, bổ sung, thay thế hương ước, quy ước; (3) Thẩm quyền, điều kiện, thủ tục công nhận hương ước, quy ước; (4) Xử lý hương ước, quy ước có nội dung trái pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc trái phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình được áp dụng tại địa phương đã được Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt hoặc phong tục, tập quán tốt đẹp khác theo quy định của pháp luật hoặc vi phạm quy định về biểu quyết thông qua, công nhận hương ước, quy ước; (5) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước; (6) Tổ chức thực hiện.

Quyết định này áp dụng đối với: (1) Cộng đồng dân cư thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và tương đương; (2) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.

27. Quyết định số 23/2018/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao ban hành kèm theo Quyết định số 42/2014/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2014

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2018.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, như: Nghị định số 138/2016/NĐ-CPngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu, tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Nghị định số150/2016/NĐ-CPngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 03 điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao ban hành kèm theo Quyết định số 42/2014/QĐ-TTgngày 27 tháng 7 năm 2014 cụ thể: (1) Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; (2) Giải thích từ ngữ; (3) Phân loại các nhiệm vụ giao; (4) Nội dung thông tin phải cập nhật; (5) Trách nhiệm và quy trình cập nhật thông tin; (6) Thời hạn cập nhật thông tin trên Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi; (7) Nhiệm vụ, quyền hạn theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ; (8) Trách nhiệm của Văn phòng Chính phủ, Bộ, cơ quan, Hội đồng nhân dân,Ủy bannhân dân các tỉnh,thành phốtrực thuộc Trung ương; (9) Thời hạn thông tin, báo cáo định kỳ.

28. Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 7 năm 2018.

Quyết định số78/2013/QĐ-TTgngày 25 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn triển khai thi hành Quyết định số 78/2013/QĐ-TTgngày 25 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 06 điều quy định cụ thể: (1) Danh mục phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng có hiệu suất thấp phải loại bỏ (không cho phép nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh trong nước) và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới; (2) Lộ trình thực hiện; (3) Tổ chức thực hiện; (4) Điều khoản thi hành.

Quyết định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh hàng hóa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Quyết định này.

Ban hành kèm theo Quyết định này 03 phụ lục, gồm: (1) Phụ lục 1 về: Danh mục thiết bị không cho phép nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh từ ngày 10 tháng 7 năm 2018; (2) Phụ lục 2 về: Danh mục thiết bị không cho phép nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh áp dụng từ ngày 10 tháng 7 năm 2020; (3) Phụ lục 3 về: Danh mục các tổ máy phát điện bằng than, khí trong các nhà máy nhiệt điện không được phép xây dựng mới từ ngày 10 tháng 7 năm 2018./.

Tác giả: TT.THCB

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,947
  • Hôm nay452,793
  • Tháng hiện tại21,007,206
  • Tổng lượt truy cập480,899,893
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây