Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu có hiệu lực từ ngày 15/8/2017

Chủ nhật - 06/08/2017 07:11

Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu có hiệu lực từ ngày 15/8/2017

(CTTĐTBP) - Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu (XLNX) của các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa 14, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2017. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2017 và được thực hiện trong thời hạn 5 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành.
 
Phụ lục về xác định XLNX ban hành kèm theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 gồm 5 Điều.
 
Nghị quyết này quy định thí điểm một số chính sách về XLNX và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để XLNX của tổ chức tín dụng; quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc XLNX và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để XLNX của tổ chức tín dụng.
 
Nguyên tắc XLNX là bảo đảm công khai, minh bạch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, XLNX và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. XLNX phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống. Không sử dụng ngân sách nhà nước để XLNX. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật để xảy ra nợ xấu và trong quá trình XLNX phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
 
Nợ xấu quy định tại Nghị quyết này bao gồm: Khoản nợ được hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15/8/2017; khoản nợ được hình thành trước ngày 15/8/2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực. Việc xác định khoản nợ là nợ xấu căn cứ vào Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này. Trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi Phụ lục theo đề nghị của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, XLNX có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản khoản nợ là nợ xấu khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình XLNX, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết này.
Nghị quyết cũng quy định về bán nợ xấu và tài sản bảo đảm; mua, bán nợ xấu của tổ chức mua bán, XLNX. Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, XLNX, bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu công khai, minh bạch, theo quy định của pháp luật; giá bán phù hợp với giá thị trường, có thể cao hơn hoặc thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ.
 
Tổ chức mua bán, XLNX được mua khoản nợ xấu đang hạch toán trong, ngoài bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng, trừ tổ chức tín dụng liên doanh và tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tổ chức mua bán, XLNX được bán nợ xấu cho pháp nhân, cá nhân, bao gồm cả doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh mua, bán nợ. Tổ chức mua bán, XLNX được thỏa thuận với tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều này mua khoản nợ xấu với giá mua bằng giá trị định giá của tổ chức định giá độc lập; xử lý, bán, thu hồi nợ theo quy định của pháp luật và phân chia phần giá trị còn lại của số tiền thu hồi được từ khoản nợ xấu này sau khi trừ giá mua và các chi phí xử lý. Tổ chức mua bán, XLNX phải thống nhất với tổ chức tín dụng lựa chọn tổ chức định giá độc lập.
 
Từ Điều 17 đến Điều 19 của Nghị quyết còn quy định về quyền thu giữ tài sản bảo đảm; áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án; mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản; kê biên tài sản bảo đảm của bên phải thi hành án; thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm; bán nợ xấu có tài sản bảo đảm đang bị kê biên; hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự; chuyển nhượng tài sản bảo đảm; phân bổ lãi dự thu, chênh lệch khi bán khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, XLNX; áp dụng pháp luật; quy định chuyển tiếp và điều khoản thi hành.
 
 

Thế Sơn 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,980
  • Hôm nay624,450
  • Tháng hiện tại10,448,712
  • Tổng lượt truy cập455,843,834
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây