Điều kiện đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức, viên chức

Thứ năm - 07/09/2017 22:29

Điều kiện đào tạo sau đại học đối với cán bộ, công chức, viên chức

(CTTĐTBP) - Điều kiện đào tạo sau đại học đối với viên chức (VC) được quy định như sau: Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có); có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 2 lần thời gian đào tạo; chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
 
Nghị định 101 có hiệu lực thi hành từ ngày 21/10/2017 và thay thế Nghị định 18 ngày 5/3/ 2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức.
 
Đối với cán bộ (CB), công chức (CC) thì phải có thời gian công tác từ đủ 3 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 2 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ; không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu; có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 2 lần thời gian đào tạo; chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
 
CB, CC, VC được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định trên thì còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác.
Đền bù chi phí đào tạo khi không được cấp văn bằng tốt nghiệp
 
CB, CC, VC được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng CB, CC, VC phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
 
Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo. Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp. Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 1/9/2017.
 
Chậm nhất trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đền bù chi phí đào tạo của cơ quan có thẩm quyền, người phải đền bù chi phí đào tạo có trách nhiệm nộp trả đầy đủ chi phí đền bù. Chi phí đền bù được nộp cho cơ quan, đơn vị đã chi trả cho khóa học. Trong trường hợp không thống nhất việc đền bù chi phí đào tạo, các bên liên quan có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
 
Các nội dung trên được quy định tại Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 1/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, VC. Nghị định này còn quy định về hình thức, nội dung, chương trình, chứng chỉ bồi dưỡng; tổ chức bồi dưỡng; bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách nhà nước; quy định về giảng viên đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, VC; kinh phí, quyền lợi, trách nhiệm của CB, CC, VC; quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng./.
 
 

Thanh Phương 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5,168
  • Hôm nay216,730
  • Tháng hiện tại18,039,066
  • Tổng lượt truy cập477,931,753
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây