Ảnh minh họa.
Trong đó, dịch cúm gia cầm A/H5N1 làm hơn 211.000 con gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy xảy ra tại 33 tỉnh; dịch cúm A/H5N6 xuất hiện lần đầu làm trên 8.000 con gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy tại 6 tỉnh; dịch lở mồm long móng gia súc xảy ra tại 10 tỉnh làm trên 2.300 con gia súc mắc bệnh; một số dịch bệnh nguy hiểm khác trên gia súc và gia cầm lây bệnh sang người cũng xảy ra tại một số tỉnh, thành phố. Nhiều loại mầm bệnh nguy hiểm vẫn tồn tại và lưu hành trên đàn gia súc, gia cầm chờ điều kiện thuận lợi bùng phát thành dịch lớn, gây tác động xấu đến nền kinh tế, đặc biệt gây ảnh hưởng trực tiếp tới người chăn nuôi, người tiêu dùng trong nước, gây bất ổn an ninh xã hội.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh nguy hiểm cho đàn gia súc, gia cầm và giảm thiểu các tác động tiêu cực trên, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn phối hợp chặt chẽ với Trạm chăn nuôi thú y tiếp tục tổ chức thực hiện tốt công tác tiêm phòng gia súc đợt 2 năm 2014. Rà soát, tiêm phòng bổ sung cho các đối tượng chưa được tiêm phòng và khuyến cáo người chăn nuôi các bệnh nguy hiểm khác trên đàn gia súc, gia cầm. Chỉ đạo trưởng thôn, ấp, khu phố phối hợp nhân viên thú ý tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình chăn nuôi, tình hình dịch bệnh trên địa bàn nhằm phát hiện sớm, xử lý nhanh gọn, không để lây lan diện rộng và giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi.
Bên cạnh đó, công an, lực lượng quản lý thị trường, thú ý tăng cường kiểm tra, kiểm soát, vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm lưu thông trên thị trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh. Đối với các huyện biên giới, cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nhằm ngăn chặn triệt để gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm nhập lậu, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng cụ thể…
Minh Khang