Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng: Trả tiền dịch vụ từ khi nào?

Thứ ba - 02/07/2013 10:31

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng: Trả tiền dịch vụ từ khi nào?

(CTTĐTBP) - Bắt đầu tính tiền chi trả DVMTR từ ngày 01/01/2011 theo quy định tại khoản 1, điều 24 - Nghị định 99/2010/NĐ-CP. Trường hợp bên sử dụng DVMTR bắt đầu hoạt động sau ngày 01/01/2011, thì thời điểm bắt đầu tính chi trả DVMTR là ngày bắt đầu có hoạt động sản xuất kinh doanh.

 

CHỦ RỪNG LÀ HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN NÀO ĐƯỢC TRẢ TIỀN DVMTR?
 
Theo Điều 8 - Nghị định số 99/2010/NĐ-CP thì chỉ có các chủ rừng của các khu rừng có cung ứng DVMTR cho bên sử dụng DVMTR mới được chi trả tiền DVMTR.
Chủ rừng được UBND cấp huyện xác nhận theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp cùng cấp có xác nhận của UBND cấp xã.
 
BÊN SỬ DỤNG DVMTR PHẢI TRẢ TIỀN DVMTR TỪ KHI NÀO?
 
Bắt đầu tính tiền chi trả DVMTR từ ngày 01/01/2011 theo quy định tại khoản 1, Điều 24 - Nghị định 99/2010/NĐ-CP. Trường hợp bên sử dụng DVMTR bắt đầu hoạt động sau ngày 01/01/2011, thì thời điểm bắt đầu tính chi trả DVMTR là ngày bắt đầu có hoạt động sản xuất kinh doanh.

ĐIỀU KIỆN CHỦ RỪNG LÀ HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐƯỢC NHẬN TIỀN DVMTR LÀ GÌ?
 
Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được nhận tiền DVMTR khi:
1. Có cam kết bảo vệ rừng cung ứng DVMTR với UBND cấp xã;
2. Có diện tích rừng cung ứng DVMTR được nghiệm thu.
 
Trưởng thôn công khai bảng tổng hợp danh sách và diện tích rừng chi trả DVMTR của các chủ rừng
tại cộng đồng thôn hoặc nơi công cộng thuận lợi nhất để người dân tiện theo dõi. Ảnh: Tổng cục Lâm nghiệp.
 
NẾU CHỦ RỪNG CỦA KHU RỪNG CUNG ỨNG DVMTR LÀ HỘ GIA ĐÌNH NHƯNG KHÔNG CÓ HỘ KHẨU THƯỜNG TRÚ Ở ĐỊA PHƯƠNG THÌ THỦ TỤC ĐỂ ĐƯỢC CHI TRẢ DVMTR THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
 
Đối với chủ rừng của khu rừng cung ứng DVMTR là hộ gia đình nhưng không có hộ khẩu thường trú ở địa phương, thủ tục để được chi trả DVMTR thực hiện như đối với chủ rừng có hộ khẩu thường trú tại địa phương.
 
ĐIỀU KIỆN HỘ NHẬN KHOÁN ĐƯỢC NHẬN TIỀN CHI TRẢ DVMTR LÀ GÌ?
 
1. Hộ nhận khoán rừng quy định Điều 8 - Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, gồm: các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.
2. Hộ nhận khoán rừng được nhận tiền chi trả DVMTR theo hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng với chủ rừng là tổ chức nhà nước. Hợp đồng nhận khoán do bên giao khoán lập, ký và có xác nhận của UBND cấp xã.
3. Diện tích rừng cung ứng DVMTR nhận khoán bảo vệ rừng được bên khoán bảo vệ nghiệm thu.
 
NGHIỆM THU ĐỐI VỚI CHỦ RỪNG LÀ HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN NHƯ THẾ NÀO?
 
Theo quy định tại Điều 3 - Thông tư số 20/2011/TT-BNNPTNT, ngày 7/5/2012 của Bộ NN&PTNT, nghiệm thu kết quả bảo vệ rừng được thực hiện theo nguyên tắc dựa trên sự giám sát của nhân dân, theo 4 bước như sau:
 
Bước 1: Trước ngày 15/11 năm kế hoạch chủ rừng lập bản tự kê khai kết quả bảo vệ rừng cung ứng DVMTR gửi Trưởng thôn tổng hợp.
- Trưởng thôn công khai bảng tổng hợp danh sách và diện tích rừng chi trả DVMTR của các chủ rừng tại cộng đồng thôn hoặc nơi công cộng thuận lợi nhất để người dân tiện theo dõi.
- Trong trường hợp có các kiến nghị của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, Trưởng thôn có trách nhiệm xem xét giải quyết. Trường hợp không giải quyết được,Trưởng thôn có trách nhiệm báo cáo UBND cấp xã giải quyết.
- Trước ngày 30/11, Trưởng thôn gửi bảng tổng hợp danh sách và diện tích rừng chi trả DVMTR của các chủ rừng kèm theo các kiến nghị của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn (trong trường hợp không tự giải quyết được) về UBND cấp xã.
 
Bước 2: Trước ngày 15/12, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp diện tích rừng chi trả DVMTR toàn xã, gửi Hạt Kiểm lâm cấp huyện.
Trong trường hợp có các kiến nghị của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, UBND cấp xã cùng Trưởng thôn có trách nhiệm xem xét giải quyết. Trong trường hợp không giải quyết được, UBND cấp xã chuyển hồ sơ (gồm kiến nghị của các hộ gia đình,cán hân,cộng đồng dân cư thôn và biên bản xử lý) về Hạt Kiểm lâm giải quyết.
 
Bước 3: Trước ngày 31/12 Hạt Kiểm lâm tổng hợp diện tích rừng chi trả DVMTR toàn huyện.
 
Bước 4: Trước ngày 15/2 năm sau năm kế hoạch, Hạt Kiểm lâm hoàn thành việc xác nhận, lập biểu tổng hợp kết quả nghiệm thu bảo vệ rừng chi trả DVMTR, gửi Quỹ BV&PTR cấp tỉnh làm cơ sở thanh toán tiền chi trả DVMTR của năm kế hoạch. Trong trường hợp có kiến nghị của các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn và trong trường hợp cần thiết khác Hạt Kiểm lâm chủ trì phối hợp với cơ quan đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra, nghiệm thu.
 
XÁC ĐỊNH TIỀN DVMTR TRẢ CHO HỘ NHẬN KHOÁN NHƯ THẾ NÀO?
 
Theo quy định tại Điều 7 - Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT, xác định số tiền chi trả cho hộ nhận khoán của năm được thực hiện vào quý I năm sau, do chủ rừng thực hiện, gồm 3 bước:
Bước 1: Xác định số tiền chi trả bình quân 01 ha rừng từ dịch vụ được một đối tượng sử dụng DVMTR.
Bước 2: Xác định số tiền chi trả cho hộ nhận khoán từ dịch vụ của một đối tượng sử dụng DVMTR.
Bước 3: Xác định tổng số tiền DVMTR chi trả cho hộ nhận khoán: hộ nhận khoán có diện tích rừng cung ứng DVMTR cho một hay nhiều đối tượng sử dụng DVMTR thì được hưởng tất cả các khoản chi trả của các dịch vụ đó.
 
NẾU HỘ NHẬN KHOÁN BVR CHO MỘT KHU RỪNG CUNG ỨNG DVMTR CHO NHIỀU ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG DVMTR THÌ HỘ NHẬN KHOÁN ĐÓ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG TẤT CẢ CÁC KHOẢN TIỀN DVMTR CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ HAY KHÔNG?
 

Theo quy định tại Điều 7 - Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT, nếu hộ nhận khoán BVR cho một khu rừng cung ứng DVMTR cho nhiều đối tượng sử dụng DVMTR thì hộ nhận khoán đó có được hưởng tất cả các khoản tiền chi trả DVMTR của các đối tượng sử dụng dịch vụ.

Còn tiếp...

TT.TH-CB

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập977
  • Hôm nay95,061
  • Tháng hiện tại9,919,323
  • Tổng lượt truy cập455,314,445
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây