Ứng phó mưa lớn, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thứ ba - 22/10/2024 08:32
(CTTĐTBP) - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT vừa có công điện gửi UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định và các đơn vị liên quan về ứng phó với mưa lớn, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và đi vào Biển Đông
apthap 1729522859588809166898
Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên khu vực phía Đông Philippin, dự báo mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới
Theo đó, trong 24 giờ qua khu vực Trung Bộ có mưa to, có nơi mưa rất to, phổ biến từ 80-120mm, cục bộ có nơi trên 200mm như Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) 306mm, Tam Trà (Quảng Nam) 231mm và gây ngập lụt một số khu vực; dự báo từ 21/10 đến đêm 22/10, khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định tiếp tục có mưa từ 50-100mm, cục bộ có nơi trên 150mm, mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp và lũ quét trên các sông suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Đồng thời, theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên khu vực phía Đông Philippin, dự báo mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới, khoảng ngày 25/10 có khả năng di chuyển vào biển Đông; từ chiều và đêm 24/10, vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông (phía Đông kinh tuyến 118,5 độ Kinh Đông) có gió mạnh dần lên cấp 8, vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10, giật cấp 12.

Để chủ động ứng phó với mưa lớn, áp thấp nhiệt đới, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các Bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định:

Đối với trên biển: Theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo; thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền (bao gồm cả tàu du lịch) đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, đảm bảo an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Đối với trên đất liền: Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; chủ động di dời, sơ tán người dân ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính; Tổ chức vận hành và triển khai phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu, công trình đang thi công; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Các địa phương cần chỉ đạo cơ quan phát thanh, truyền hình và các cơ quan thông tin đại chúng địa phương tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến thời tiết, thiên tai đến các cấp chính quyền và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.

Trực ban nghiêm túc (24/24h), thường xuyên báo cáo về Bộ NN&PTNT (qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai)./.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6,087
  • Hôm nay5,261
  • Tháng hiện tại16,956,565
  • Tổng lượt truy cập476,849,252
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây