Trường hợp nào nên đi khám hậu Covid-19?

Thứ năm - 24/02/2022 15:12
Tự động phát:

(CTTĐTBP) - Theo khuyến cáo của chuyên gia, không phải ai mắc Covid-19 cũng cần đi khám hậu Covid-19. Với nhóm F0 nằm viện, có viêm phổi, điều trị hồi sức tích cực (ICU), sau khi ra viện, bác sĩ sẽ hẹn tái khám định kỳ 4-8 tuần. Đối với nhóm F0 nhẹ, không phải nhập viện, chỉ nên đi tái khám khi có triệu chứng hậu Covid-19.
 

f97d25c5fad1368f6fc0 1645236108563
Ảnh minh họa

Câu hỏi: Tôi vừa khỏi Covid-19 và hiện có dấu hiệu mệt mỏi, không tập trung được. Theo bác sĩ, hiện nay tôi có cần đi khám hậu Covid-19 không?

Trả lời: 

PGS, TS Hoàng Thị Phượng, Giảng viên cao cấp, Phó chủ nhiệm bộ môn Nội, Trường đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên gia hô hấp Medlatec:

Nhóm bệnh nhân nên đi khám hậu Covid-19

Theo các nghiên cứu trên thế giới, chỉ có từ 10-20% người mắc Covid-19 có biểu hiện hội chứng hậu Covid-19. Hậu Covid-19 có thể xuất hiện trong vòng 3 tháng từ khi mắc bệnh và tồn tại kéo dài trên 12 tuần.

Virus SASR-CoV-2 tấn công vào tất cả các cơ quan của cơ thể ở giai đoạn cấp tính. Tuy nhiên, giai đoạn hậu Covid-19 có thể do di chứng tổn thương của đa cơ quan, nên hay gặp ở những bệnh nhân có nhiều triệu chứng sau khi khỏi Covid-19 như: Mệt mỏi, tức ngực, khó thở, rối loạn chức năng nhận thức, stress, mất mùi và khứu giác vẫn còn… nhưng hội chứng hệ hô hấp là chủ yếu.

Triệu chứng có thể mới khởi phát sau khi đã hồi phục từ đợt mắc Covid-19 cấp tính, hoặc kéo dài từ đợt bệnh ban đầu. Triệu chứng cũng có thể thay đổi hoặc tái phát theo thời gian.

Nguyên nhân gây tình trạng hậu Covid-19 là do virus SARS-CoV-2 gây phản ứng viêm, cytokine, xơ hóa, rối loạn đông máu. Do tổn thương di chứng sau thời gian dài điều trị hồi sức trong bệnh viện, tổn thương di chứng của bệnh nền kèm theo

Trong đó, tổn thương đa cơ quan, xơ hóa phổi, tắc mạch phổi là 2 tình trạng di chứng phổi rõ ràng và nặng nhất ở hội chứng hậu Covid-19. Những F0 phải nhập viện điều trị, đặc biệt là điều trị Hồi sức tích cực (ICU) hay gặp hội chứng hậu Covid-19, còn bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng hầu như ít gặp.

Những bệnh nhân có nguy cơ cao bị xơ phổi hậu Covid-19 là người tuổi cao, nam giới, thời gian nằm viện dài và có bệnh phổi kẽ từ trước, mức độ nặng phải thở oxy, thở máy.

Tuy nhiều người gặp phải hội chứng hậu Covid-19, nhưng không có nghĩa là tất cả những người mắc Covid-19 đều đi khám hậu Covid-19, như vậy sẽ rất lãng phí.

Những người phải có triệu chứng của hậu Covid-19 thì mới đi khám. Nhóm F0 nằm viện, có viêm phổi, điều trị hồi sức tích cực (ICU) thì sau khi ra viện, bác sĩ sẽ hẹn tái khám định kỳ 4 tuần, 8 tuần.

Đối với nhóm F0 nhẹ, không phải nhập viện, chỉ nên đi tái khám khi có triệu chứng hậu Covid-19.

Tỷ lệ trẻ em gặp hội chứng hậu Covid-19

Theo số liệu của Văn phòng Thống kê quốc gia Vương quốc Anh, 30% người lớn mắc Covid-19 bị hậu Covid-19, nhưng ở trẻ nhỏ chỉ chiếm 15-20%. Do hệ thống miễn dịch của trẻ em còn khá tốt, sức phục hồi của trẻ em tốt hơn do chưa có bệnh nền, nên không đáng lo ngại.

Trẻ em mắc Covid-19 triệu chứng không nặng. Những trường hợp đã tiêm vaccine, tỷ lệ triệu chứng nặng giảm mạnh và bệnh nhân gần như phục hồi hoàn toàn, đặc biệt là trẻ em. 

Trẻ khi đã tiêm 2 mũi vaccine, hoặc đã mắc Covid-19 có sức đề kháng tốt thì kháng thể với SARS-CoV-2 rất cao.

Hiện nay, xu hướng trẻ mắc Covid-19 nếu không có triệu chứng hoặc nhẹ sẽ được chăm sóc, điều trị tại nhà. Mặc dù tỷ lệ rất rất nhỏ trẻ nhiễm SARS-CoV-2 xuất hiện dấu hiệu nặng, nhưng các phụ huynh không nên chủ quan, mà phải quan tâm đến triệu chứng đường hô hấp của trẻ.

Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ mà uống thuốc hạ sốt 2 lần không hạ thì phải liên hệ ngay với cơ sở y tế để có sự hỗ trợ.

Các phụ huynh phải quan tâm đến nhịp thở của trẻ như: Trẻ dưới 12 tuổi nhịp thở phải trên 30 lần/phút, trẻ vài tháng đến 1 tuổi nhịp thở phải trên 60 lần. Cách đo nhịp thở cho trẻ là đặt lòng tay lên lồng ngực của trẻ (dưới hõm ức), nhịp thở di động theo nhịp tay; hoặc nhìn hõm ở trên cổ của trẻ thay đổi nhịp thở để đếm.

Trong trường không biết đếm nhịp thở của con thì khi nhìn thấy con có cánh mũi phập phồng, lồng ngực co kéo, thở dốc, quấy khóc thì phải liên hệ với y tế cơ sở để có sự hỗ trợ sớm nhất. F0 điều trị tại nhà hiện rất lớn, trong đó có trẻ em, nên vai trò của người thân chăm sóc trẻ nhỏ rất quan trọng./.

Tác giả: Theo Báo Nhân Dân

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập986
  • Hôm nay502,774
  • Tháng hiện tại11,823,101
  • Tổng lượt truy cập457,218,223
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây