Triển khai xây dựng “Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bình Phước”

Thứ hai - 24/09/2018 15:28
(CTTĐTBP) - “Chính quyền điện tử” (CQĐT) là chính quyền ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Zalo cong vu
Bình Phước cũng đang triển khai, đưa vào sử dụng thí điểm Dịch vụ hành chính công trên ứng dụng Zalo
 
Sở Thông tin và Truyền thông đang tích cực tham mưu UBND tỉnh dự thảo Quyết định về việc phê duyệt “Kiến trúc CQĐT tỉnh Bình Phước”. Mục đích của việc xây dựng “Kiến trúc CQĐT tỉnh Bình Phước” là nhằm tăng cường khả năng kết nối liên thông, tích hợp, chia sẻ, sử dụng lại thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL) của các sở, ngành, các địa phương để tạo thuận lợi trong việc giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính công cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân bất kể trong hay ngoài giờ làm việc hành chính, với mục tiêu chuyển từ “chính quyền quản lý” sang “chính quyền phục vụ và kiến tạo”.

Bên cạnh đó, “Kiến trúc CQĐT tỉnh Bình Phước” còn nhằm tăng cường khả năng giám sát, đánh giá đầu tư; đảm bảo triển khai ứng dụng CNTT đồng bộ, hạn chế trùng lặp, tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai của cơ quan nhà nước. Nâng cao tính linh hoạt khi xây dựng, triển khai các thành phần, hệ thống thông tin theo điều kiện thực tế. Ngoài ra, còn đề xuất danh mục các chương trình, nhiệm vụ cần triển khai để cơ bản hoàn thành hệ thống CQĐT tỉnh Bình Phước vào năm 2020 (gồm nền tảng CQĐT, các ứng dụng và CSDL, hạ tầng CNTT, đào tạo) và lộ trình triển khai các dự án này.

“Kiến trúc CQĐT tỉnh Bình Phước” áp dụng cho toàn bộ các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước, gồm: HĐND tỉnh, UBND tỉnh; cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; HĐND cấp huyện và UBND cấp huyện; HĐND cấp xã và UBND cấp xã. Để làm cơ sở triển khai hệ thống CQĐT tỉnh Bình Phước trong thời gian sắp tới, các cơ quan và tổ chức khác cũng có thể tham khảo để triển khai ứng dụng CNTT của đơn vị mình bảo đảm tính kết nối, liên thông và đồng bộ với hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Định hướng xây dựng “Kiến trúc CQĐT tỉnh Bình Phước” bao gồm: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Tầm nhìn, định hướng chiến lược phát triển CQĐT trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Định hướng kỹ thuật “Khung kiến trúc CQĐT của tỉnh”; Lựa chọn danh sách các nghiệp vụ liên thông để xây dựng “Khung kiến trúc CQĐT phiên bản 1.0”; Định hướng tin học hóa các thủ tục hành chính của tỉnh Bình Phước; Các nguyên tắc xây dựng “Khung kiến trúc CQĐT của tỉnh”.

Về tổ chức triển khai “Kiến trúc CQĐT tỉnh Bình Phước”, dự thảo Quyết định đề ra các lộ trình triển khai cho các giai đoạn: 2018-2019, 2019-2020, từ năm 2021 với các giải pháp tổ chức về: Tài chính, tổ chức triển khai, nguồn nhân lực, cơ chế chính sách và giải pháp quản lý xây dựng kiến trúc CQĐT tỉnh Bình Phước.

Trước mắt trong giai đoạn 2018-2019, mục tiêu hướng đến “Xây dựng nền tảng CQĐT tỉnh Bình Phước”. Để làm điều này, nhiệm vụ trọng tâm đặt ra là phải nâng cấp, mở rộng trục tích hợp dịch vụ hiện có trên cơ sở chuẩn hóa công tác quản lý, lưu trữ, trao đổi dữ liệu theo các tiêu chuẩn được quy định trong “Khung kiến trúc CQĐT” và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông (nếu có). Căn cứ khả năng bố trí vốn, đầu tư xây dựng một số hệ thống ứng dụng nghiệp vụ phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cho các sở, ban, ngành; tập trung ưu tiên các lĩnh vực: Đăng ký kinh doanh, Đất đai, Y tế, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tư pháp.

Xây dựng các dịch vụ nền tảng, các CSDL, danh mục dùng chung (tập trung vào các hệ thống phục vụ các ứng dụng nghiệp vụ của các lĩnh vực); các phần mềm lõi dùng chung đảm bảo tính liên thông nghiệp vụ. Nâng cấp hệ thống một cửa điện tử liên thông theo định hướng mới của Chính phủ (nếu có), hướng đến mô hình tổ chức, hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tập trung. Đào tạo công dân điện tử thí điểm tại một số thị xã, huyện trên địa bàn tỉnh.

Về giải pháp nguồn nhân lực, hình thành đội ngũ CNTT chuyên sâu; bổ sung, kiện toàn, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT tại các cơ quan, đơn vị. Bố trí biên chế để có hệ thống CQĐT đủ mạnh và đội ngũ vận hành CQĐT; có chế độ đãi ngộ, thu hút nhân tài đối với đội ngũ cán bộ CNTT làm việc tại các cơ quan trong hệ thống chính trị của tỉnh. Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ, công chức về CNTT; tăng cường liên kết hợp tác trong đào tạo CNTT, đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ kỹ sư, chuyên gia về CNTT./.

Tác giả: Nhật Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,838
  • Hôm nay289,018
  • Tháng hiện tại18,111,354
  • Tổng lượt truy cập478,004,041
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây