Các hoạt động trên cũng tạo chuyển biến về trình độ sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có thu nhập cao, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân một cách bền vững, giảm chênh lệch khoảng cách phát triển giữa các vùng trong tỉnh.
Từ các đề tài nghiên cứu...
Giai đoạn 2010-2019, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bình Phước đã phối hợp các ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện 57 đề tài KH&CN cấp tỉnh, có 43 đề tài được nghiệm thu, phân bổ trên nhiều lĩnh vực.
Sản phảm thổ cẩm của người S’Tiêng được bày bán tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’Tiêng sóc Bom Bo
Điển hình như Đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát huy trang phục, ẩm thực truyền thống của đồng bào dân tộc S’Tiêng tỉnh Bình Phước” và “Vai trò của già làng và người có uy tín trong phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước”. Hai đề tài đã thực hiện các hoạt động khảo sát, nghiên cứu các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc về trang phục và ẩm thực của đồng bào dân tộc S’Tiêng tỉnh Bình Phước, qua đó góp phần xây dựng các nhóm nghệ nhân, giúp bảo tồn văn hóa và phát triển lao động trong lĩnh vực du lịch sinh thái vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay.
Đề tài “Nghiên cứu tiềm năng và cơ hội khởi nghiệp của thanh niên nông thôn tỉnh Bình Phước” đang được triển khai, có ý nghĩa thực tiễn cho các nhà hoạch định chính sách biết được nguyên nhân, cơ chế dẫn đến việc khởi nghiệp kinh doanh của thanh niên để có giải pháp, chính sách phù hợp thúc đẩy tinh thần và hoạt động khởi nghiệp, tạo việc làm, phát triển hệ thống kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong thời gian tới.
...Đến chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ
Việc mạnh dạn chuyển giao các giống cây trồng, vật nuôi mới cũng như áp dụng các phương thức canh tác mới đã góp phần tạo chuyển biến cho vùng nông nghiệp của tỉnh nhà, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội địa phương. Từ đó cho thấy, vai trò của ứng dụng tiến bộ KH&CN trong phát triển sản xuất với sản phẩm đặc thù vùng là rất hữu ích, quan trọng.
Giống ngô lai biến đổi gen với những đặc tính vượt trội chống chịu với sâu bệnh, năng suất cao
Thời gian qua, Sở KH&CN đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư và Ban Dân tộc tỉnh triển khai dự án ứng dụng KH&CN nâng cao năng lực hỗ trợ phát triển sản xuất cho một ấp có đông đồng bào dân tộc thiểu số (ấp Bàu Teng, xã Quang Minh, huyện Chơn Thành).
Sở đã phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức 6 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ phát triển sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số quy mô 50 học viên/lớp; thành lập 4 câu lạc bộ tuyên truyền, sinh hoạt định kỳ một buổi/tháng. Tổ chức một lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho 50 học viên nông dân để nắm bắt kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất; trồng thí điểm cây ngô lai biến đổi gen tại huyện Hớn Quản cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số xã An Khương và Phước An với 10 mô hình trình diễn (1ha/mô hình), năng suất bình quân 10 tấn/ha, giá thu mua ngô tại thời điểm thu hoạch là 5.000 - 5.500 đồng, đã bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế, giúp hộ dân cải thiện đời sống.
Đồng thời, thực hiện 5 mô hình trình diễn nuôi heo thịt an toàn sinh học quy mô 5 con heo giống/mô hình, tỷ lệ sống của
Hiện nay, Bình Phước đang hình thành 5 khu nông nghiệp công nghệ cao (CNC) gồm: Khu nông nghiệp ứng dụng CNC Đồng Xoài với quy mô 68ha, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 264 tỷ đồng; Khu nông nghiệp ứng dụng CNC Thanh Lễ quy mô 260ha, tổng mức đầu tư dự kiến 1.402 tỷ đồng; Khu nông nghiệp ứng dụng CNC Hải Vương quy mô 650ha, tổng mức đầu tư dự kiến 2.500 tỷ đồng; Khu nông nghiệp ứng dụng CNC Đồng Phú quy mô 496ha, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 259 tỷ đồng và Khu nông nghiệp ứng dụng CNC Chơn Thành quy mô 300ha, tổng mức đầu tư dự kiến 179 tỷ đồng. |
heo giống 100%, trọng lượng trung bình khi xuất chuồng 90kg/con; 4 mô hình trình diễn nuôi gà thịt an toàn sinh học quy mô 200 con gà giống/mô hình, tỷ lệ sống của gà giống 97%, trọng lượng trung bình 1,7 kg/con; 4 mô hình trình diễn nuôi bò sinh sản tận dụng thức ăn sẵn có tại địa phương, quy mô một con bò giống/mô hình, 100% con giống sinh trưởng, phát triển tốt và đã bắt đầu sinh sản; 4 mô hình trình diễn trồng lúa lai quy mô 1.000m2/mô hình, cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt.
Chuyển đổi trồng cây ngô lai thay thế cây lúa nước trên đất ruộng gò bằng biện pháp cày lên líp tại 2 xã An Khương và Phước An (đây là 2 xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số thuộc huyện Hớn Quản), với 10 mô hình được trình diễn (1ha/mô hình), năng suất bình quân 7 tấn/ha, bước đầu đã đem lai hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện đời sống nông dân.
Về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp đa canh thích hợp cho vùng đồng bào dân tộc, đã triển khai 5 mô hình trồng cà phê ghép xen điều quy mô 01 ha/mô hình; 5 mô hình ghép cải tạo vườn điều già năng suất thấp quy mô 0,5 ha/mô hình; 5 mô hình thâm canh vườn điều quy mô 01ha /mô hình.
Các hộ dân sau khi tham gia dự án có thể nắm bắt kỹ thuật và chủ động chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập, ổn định đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Và các dự án thiết thực, ý nghĩa
Bên cạnh các đề tài nghiên cứu và chuyển giao, ứng dụng KH&CN, Sở KH&CN còn phối hợp các đơn vị, địa phương liên quan triển khai nhiều dự án ý nghĩa như: “Xây dựng mô hình nhà máy sản xuất gạch không nung bằng công nghệ Polymer vô cơ”; “Xây dựng mô hình sản xuất giống cây ca cao, sơ chế hạt và sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguồn phế thải chế biến ca cao tại tỉnh Bình Phước”; “Ứng dụng KH&CN trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao tại tỉnh Bình Phước”.
Đồi trà Ô Long tại Khu du lịch sinh thái Mỹ Lệ
Dự án “Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình phát triển vùng nguyên liệu chè và nhà máy chế biến trà Ô Long tại huyện Bù Gia Mập” đã thu hút nguồn nhân lực, tạo công ăn việc làm cho người dân các xã vùng dự án (8 lao động có trình độ cao đẳng trở lên, 50 lao động phổ thông trực tiếp sản xuất và hàng trăm công nhân lao động theo mùa vụ: hái chè, đóng bịch, chăm sóc, chế biến chè). Dự án cũng tận dụng lao động nông nhàn, góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương; sản xuất các sản phẩm trà Ô Long với thương hiệu riêng, bước đầu được các khách hàng tại thị trường trong tỉnh và một số vùng lân cận (Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh) đón nhận.
Dự án “Xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc trừ bệnh cây trồng từ bạc Nano” đã chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc phòng trị bệnh cây trồng từ bạc Nano - Chitosan tan, công suất 12.000-15.000 lít/tháng để phục vụ sản xuất nông nghiệp ở địa phương và các tỉnh lân cận; đào tạo 6 cán bộ kỹ thuật, tổ chức 5 lớp tập huấn cho nông dân. Kết quả đã giải quyết dịch bệnh cho vùng trồng cao su đạt hiệu quả kinh tế cao; hướng chuyển giao công nghệ phù hợp với xu thế tạo thuốc bảo vệ thực vật chứa các hoạt chất kích kháng sinh học ít độc hại, an toàn với môi trường, thay cho việc sử dụng các hóa chất độc hại, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
Hiệu quả ứng dụng KH&CN của các dự án đã góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, tăng thu nhập cho nông dân và hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường. Các dự án cũng góp phần tham gia thị trường công nghệ, tăng cường sự hợp tác giữa địa phương với các đơn vị nghiên cứu chuyển giao công nghệ; cải thiện một số tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Đa số các xã được đầu tư triển khai dự án đã có thêm việc làm cho nông dân, cải thiện các tiêu chí về thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất… trên địa bàn./.