Các doanh nghiệp bán lẻ duy trì nhiều hình thức khuyến mãi nên sức mua phần nào được cải thiện.
Trong đó, kinh tế nhà nước ước 82,5 tỷ đồng, giảm 1,79% so với tháng trước và giảm 16,67% so cùng kỳ năm 2014. Tương ứng, kinh tế cá thể ước 1.558,2 tỷ đồng, tăng 1,15% và tăng 19,67%; kinh tế tư nhân 715,4 tỷ đồng, tăng 0,42% và giảm 18,43%; kinh tế tập thể ước 3,4 tỷ đồng, tăng 3,03% và giảm 2,63%. Còn phân theo ngành hoạt động thì ngành thương nghiệp ước đạt 1.809,1 tỷ đồng, tăng 0,52% so tháng trước và tăng 6,22% so cùng kỳ năm trước. Tương ứng, ngành lưu trú, ăn uống, lữ hành ước đạt 330,9 tỷ đồng, tăng 1,97%, giảm 9,42%; ngành dịch vụ ước đạt 219,5 tỷ đồng, tăng 1,62% và tăng 2,91%.
Nhìn chung, tổng mức bán lẻ hàng hóa của các thành phần kinh tế và ngành kinh tế trong tháng 7/2015 có chiều hướng tăng so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu do giá của các nhóm hàng hoá và dịch vụ khác ổn định, các doanh nghiệp bán lẻ duy trì nhiều hình thức khuyến mãi nên sức mua phần nào được cải thiện. Bên cạnh đó, do thị hiếu và đời sống người dân ngày càng cao nên việc cạnh tranh sản phẩm về chất lượng và mẫu mã được các nhà kinh doanh chú trọng.
Tính chung 7 tháng năm 2015, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước thực hiện 16.900,5 tỷ đồng, tăng 15,22% so với 7 tháng năm 2014. Trong đó, khu vực kinh tế nhà nước đạt 685,9 tỷ đồng, chiếm 4,06% tổng số, tăng 10,75%; kinh tế cá thể đạt 11.056 tỷ đồng, chiếm 65,42%, tăng 20,49%; kinh tế tư nhân đạt 5.134,6 tỷ đồng, chiếm 30,38%, tăng 5,92%; kinh tế tập thể đạt 24 tỷ đồng, chiếm 0,14%, bằng 94,01% so cùng kỳ năm trước./.
Nhật Phong