Hướng dẫn tạm thời kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc cây mắc ca

Thứ ba - 11/08/2015 15:13

Hướng dẫn tạm thời kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc cây mắc ca

(CTTĐTBP) – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành hướng dẫn tạm thời kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hái quả và sơ chế hạt cây mắc ca. Trên cơ sở này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn đến các tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện.

Quả và cây mắc ca.

 

Mắc ca là tên gọi chung cho 9 loài cây thuộc chi Macadamia, họ Chẹo thui (Proteaceae). Trong đó, có 2 loại cây có giá trị thương mại là Macadamia integrifolia maiden betche và Macadamia tetraphylla L.Johnson được phát triển trong các khu rừng mưa, ở những nơi ẩm ướt và dọc theo bờ sông; 7 loại còn lại hạt không thể ăn được vì có vị đắng.
 
Mắc ca là cây thân gỗ thuộc nhóm quả hạch, hạt có vỏ cứng, tỷ lệ nhân 30 - 50%, tỷ lệ dầu trong nhân 71 - 80%. Nhân hạt mắc ca được dùng làm nhân bánh ngọt, nhân socola, kem, bánh hộp hoặc ăn trực tiếp ở dạng đồ hộp.
 
Mắc ca được di thực và trồng phổ biến ở Hawai từ những năm 1930, sau đó được trồng rộng rãi ở Australia từ năm 1960. Hiện nay, mắc ca đã được trồng ở một số
Từ năm 2002, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành nhập giống, khảo nghiệm giống ở nhiều địa phương trong cả nước: Ba Vì (Hà Nội), Mai Sơn (Sơn La), Đồng Hới (Quảng Bình), Đắk Plao (Đắk Nông)… Kết quả nghiên cứu khảo nghiệm bước đầu cho thấy cây mắc ca có khả năng sinh trưởng và phát triển tại các điểm trồng khảo nghiệm nhưng tỷ lệ đậu quả, sản lượng quả rất khác nhau. Ở các mô hình khảo nghiệm có quả thì sản lượng hạt tươi cao nhất vào năm thứ 10 đạt 17,5 - 21,5 kg/cây (tương đương 3,9 – 4,7 tấn/ha/năm), thấp nhất đạt 9,4 – 12,4 kg/cây (tương đương 1,9 – 2,5 tấn/ha/năm); có một số địa điểm cây không đậu quả.
nơi khác như Trung Quốc, Nam Phi, Kenya, Brazil, Costa Rica…
 
Theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ nên trồng mắc ca ở những nơi đất tốt, thích hợp nhất ở nơi có độ dày tầng đất >50 cm, khả năng thoát nước tốt, giàu hữu cơ, độ pH = 4 - 6,5. Không trồng mắc ca trên đất cát, đất ngập úng, đất chua phèn. Trồng trên đất bằng phẳng, độ dốc <20 độ.
 
Loại cây này thích hợp với nhiệt độ bình quân 15 - 35 độ C, thích hợp nhất ở 20 - 25 độ C; lượng mưa bình quân năm là 1.600 - 2.500 mm; độ cao so với mặt nước biển 10 - 1.200 m; những nơi ít gió phơn (gió Lào), sương muối, mưa phùn.
 
Trước đó vào tháng 4/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có văn bản khuyến cáo đối các địa phương trong cả nước về việc thận trọng trong việc phát triển cây mắc ca. Các địa phương không triển khai trồng cây mắc ca trên quy mô lớn trong các khu vực chưa được trồng khảo nghiệm khẳng định hiệu quả, mà hướng dẫn nông dân trồng mắc ca ở những nơi đã khảo nghiệm thành công hoặc có điều kiện tương tự.
 
Đồng thời, bộ định hướng đến năm 2020, tổng diện tích trồng cây mắc ca cả nước khoảng 10.000 ha, bao gồm cả trồng tập trung và trồng xen canh. Do đó, các địa phương cần tổ chức đánh giá kết quả khảo nghiệm; xác định cụ thể quy hoạch chi tiết từng vùng khí hậu đối với việc phát triển cây mắc ca. Việc phát triển trên quy mô lớn nhất thiết phải đảm bảo các điều kiện này và tổ chức phát triển trồng mới gắn với cơ sở chế biến, đảm bảo tiêu thụ sản phẩm./.
 
Thế Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,986
  • Hôm nay12,100
  • Tháng hiện tại7,104,383
  • Tổng lượt truy cập490,967,821
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây