Liên kết nông sản thông qua mua bán là chủ yếu

Chủ nhật - 10/09/2017 17:09 923

Liên kết nông sản thông qua mua bán là chủ yếu

(CTTĐTBP) - Hiện nay, hình thức liên kết phổ biến của nông sản trên địa bàn tỉnh là thông qua liên kết mua bán.
 
 Liên doanh sản xuất nông sản và phân chia sản phẩm chỉ chiếm 0,5%. Ảnh: Hải Thanh.
 
Trong đó, liên kết mua bán thông qua tư thương cao nhất, chiếm 98%; liên kết gắn với đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật chiếm 0,6%, liên kết gắn với gia công 0,5%, liên kết hợp tác hoặc liên doanh sản xuất và phân chia sản phẩm 0,5%, liên kết ký gửi chốt giá sau 0,4%; liên kết nông dân tham gia cổ phần doanh nghiệp là không có. Nguyên nhân liên kết chủ yếu thông qua mua bán là do các sản phẩm nông sản của tỉnh còn thiếu các doanh nghiệp lớn đầu tư, do đó khó thực hiện việc hợp tác, liên kết hay nông dân có điều kiện tham gia cổ phần doanh nghiệp.
 
Ngày 6/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết thông tin trên trong báo cáo sơ kết tình hình thực hiện lĩnh vực kinh tế hợp tác, liên kết trong nông nghiệp giai đoạn 2012-2016 và 6 tháng đầu năm 2017.
 
Trong báo cáo, Sở NN&PTNT đề nghị các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã tăng cường công tác chỉ đạo để củng cố hợp tác xã (HTX) nông, lâm nghiệp đang hoạt động hiệu quả. Tiếp tục chỉ đạo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên tất cả phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức hội thảo nhằm chuyển biến và nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn về quan điểm phát triển kinh tế hợp tác, liên kết của Đảng và Nhà nước. Xây dựng các mô hình HTX nông nghiệp hoạt động theo chuỗi giá trị.
 
Hiện nay, toàn tỉnh có 1.315 tổ hợp tác (THT) với 11.820 thành viên, giảm 71 THT so với năm 2012. Quy mô của THT bình quân khoảng 9-10 thành viên, vốn lưu động của các THT để phục vụ sản xuất, kinh doanh rất nhỏ, bình quân khoảng 20 triệu đồng/THT. Các THT trong tỉnh hoạt động hiệu quả và chủ yếu là giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong hợp tác, liên kết sản xuất, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cùng nhau nhận khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ phát triển kinh tế hộ và sản xuất ra sản phẩm an toàn, góp phần xây dựng nông thôn mới.    
 
Về HTX nông - lâm nghiệp, toàn tỉnh hiện có 57 HTX nông, lâm nghiệp đang hoạt động trên địa bàn với 2.110 thành viên và có 3.190 lao động làm việc cho các HTX nông nghiệp. Vốn của HTX, theo điều lệ trên giấy phép đăng ký kinh doanh là 450.000 triệu đồng/HTX. Tài sản chủ yếu của các HTX nông nghiệp là diện tích đất được nhà nước giao và mới đây là diện tích đất được nhà nước giao khoán để trông cây công nghiệp, lâm nghiệp như: Điều, cao su, cà phê và trồng, chăm sóc bảo vệ rừng. Hiện nay, có một số HTX nông nghiệp đang triển khai mô hình hợp tác, liên kết trong lĩnh vực trồng trọt, từng bước đạt hiệu quả và mang lại lợi ích cho các thành viên tham gia./.
 

Nhật Phong 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập812
  • Hôm nay230,354
  • Tháng hiện tại518,081
  • Tổng lượt truy cập407,259,935
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây