Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân tỉnh

Thứ năm - 30/06/2016 15:27 1630

Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân tỉnh

(CTTĐTBP) – Trong chương trình làm việc của kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh khóa 9, HĐND tỉnh sẽ bầu Hội thẩm nhân dân (Hội thẩm) của Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016.

 

Cổng TTĐT tỉnh thông tin về nhiệm kỳ, tiêu chuẩn, chế độ, quyền hạn và vai trò của Hội thẩm nhằm giúp cử tri và bạn đọc hiểu rõ hơn những quy định về Hội thẩm.

 Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân đã bầu ra Hội thẩm nhân dân.

 

Nhiệm kỳ của Hội thẩm
 
Điều 87 của Luật tổ chức TAND năm 2014 nêu rõ: Nhiệm kỳ của Hội thẩm theo nhiệm kỳ của HĐND đã bầu ra Hội thẩm. Khi HĐND hết nhiệm kỳ, Hội thẩm tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi HĐND khóa mới bầu ra Hội thẩm mới.
 
Tiêu chuẩn, chế độ của Hội thẩm
 
Pháp lệnh số 14/2011/UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Điều 85 của Luật tổ chức TAND năm 2014 quy định tiêu chuẩn Hội thẩm:
 
Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực. Có kiến thức pháp luật. Có hiểu biết xã hội. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
 
Hội thẩm được bồi dưỡng về nghiệp vụ, tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của tòa án; được cấp trang phục, giấy chứng minh hội thẩm để làm nhiệm vụ xét xử. Khi làm nhiệm vụ xét xử, hội thẩm được hưởng phụ cấp theo quy định của pháp luật.
 
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm
 
Tại Điều 103 của Hiến pháp năm 2013 và Điều 8, Điều 9 của Luật tổ chức TAND năm 2014 có quy định: Việc xét xử sơ thẩm của TAND có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
 
Điều 84 của Luật tổ chức TAND năm 2014 nêu rõ: Hội thẩm thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của TAND theo phân công của Chánh án tòa án nơi được bầu làm Hội thẩm. Hội thẩm có nghĩa vụ thực hiện sự phân công của Chánh án tòa án, trường hợp không thực hiện được thì phải nêu rõ lý do. Trong 1 năm công tác mà Hội thẩm không được Chánh án tòa án phân công làm nhiệm vụ xét xử thì có quyền yêu cầu Chánh án tòa án cho biết lý do.
 
Vai trò, ý nghĩa của Hội thẩm
 
Hội thẩm có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng: Bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động xét xử của tòa án, tham gia trực tiếp vào việc thực hiện quyền lực của nhà nước (quyền tư pháp).Đưa tiếng nói từ phía xã hội vào quá trình xét xử, giúp cho việc xét xử chính xác, khách quan, phù hợp với quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân. Tăng cường mối quan hệ giữa tòa án và nhân dân. Hội thẩm giúp tòa án thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân./.
 
Thanh Phương (tổng hợp)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,047
  • Hôm nay220,908
  • Tháng hiện tại4,574,878
  • Tổng lượt truy cập411,316,732
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây