Đề xuất giải pháp phát triển KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh

Chủ nhật - 21/05/2017 07:27

Đề xuất giải pháp phát triển KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh

(CTTĐTBP) - Cần có chiến lược, có mục tiêu theo từng giai đoạn và tập trung nghiên cứu để hình thành nên những dòng cây giống có chất lượng cao, đặc trưng của địa phương, đặc biệt là những loài cây chủ lực của tỉnh như cây điều, cây tiêu.
 
 Ứng dụng máy bóc tách vỏ hạt điều mang lại lợi nhuận kinh tế cao.
 
Bình Phước là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là tỉnh có tiềm năng phát triển sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp luôn là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong thời kỳ hội nhập, thời kỳ mà trình độ KH&CN được đánh giá là phát triển như vũ bão thì “Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, thông minh” là một chủ trương lớn của tỉnh và đang từng bước đi vào thực tiễn.
 
Nhằm thực hiện thành công chủ trương này cần có nhiều yếu tố, trong đó KH&CN được xác định là một trong những yếu tố quan trọng. Với mong muốn góp phần thực hiện chủ trương “Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, thông minh”, thiết nghĩ tỉnh cần thực hiện một số giải pháp phát triển KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp như sau:
 
Một là, trước hết, các nhà khoa học, cán bộ, công chức của ngành nông nghiệp phải tự học hỏi, tự trau dồi và liên tục cập nhật kiến thức KH&CN cho bản thân; xem việc nghiên cứu, tìm hiểu KH&CN để ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp là một niềm đam mê.
 
Hai là, đối với các đơn vị thuộc ngành nông nghiệp, cần xây dựng được tầm nhìn, chiến lược cho đơn vị mình về việc phát triển và ứng dụng KH&CN vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cần phải có cái nhìn khách quan và thực sự thấy được giá trị, vai trò của KH&CN là đòn bẩy đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Khuyến khích và tạo điều kiện đúng mức để đội ngũ người làm khoa học, cán bộ, công chức của ngành tích cực nghiên cứu, ứng dụng KH&CN vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp.
 
Bên cạnh đó, cần có kế hoạch phát triển và ứng dụng chuyên sâu các chương trình máy tính nhằm góp phần giải quyết nhưng vấn đề lớn của ngành một cách đồng bộ, tự động hóa và theo kịp cuộc cánh mạng công nghiệp lần thứ tư như: Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; chi trả dịch vụ môi trường rừng; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bảo vệ thực vật; phòng chống dịch bệnh; dự báo biến đổi khí hậu; trồng, chăn nuôi, chế biến và bảo quản nông sản; vệ sinh an toàn thực phẩm.
 
Cần có chiến lược, có mục tiêu theo từng giai đoạn và tập trung nghiên cứu để hình thành nên những dòng cây giống có chất lượng cao, đặc trưng của địa phương, đặc biệt là những loài cây chủ lực của tỉnh như cây điều, cây tiêu; chọn lọc được những mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phù hợp với điều kiện của địa phương và khuyến khích phát triển theo đúng quy hoạch.
 
Khi có những sản phẩm KH&CN về nông nghiệp đã công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, đã được đánh giá cao ở các hội thi sáng tạo kỹ thuật thì cần phối hợp với các sở, ngành có liên quan triển khai ứng dụng những sản phẩm đó vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp theo chủ trương của tỉnh. Đối với những đề tài nghiên cứu khoa học do chính ngành nông nghiệp đề xuất nhiệm vụ, đã được nghiệm thu và đã được Sở KH&CN chuyển giao thì cần phải triển khai ứng dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh; đồng thời phải có đánh giá, báo cáo kết quả ứng dụng đề tài vào thực tiễn.
 
Trong những năm qua, tỉnh đã có một số đề tài KH&CN về nông nghiệp, tài nguyên và môi trường, khí hậu thủy văn, kinh tế, xã hội… Trong đó, có những hệ thống cơ sở dữ liệu quý báu mà ngành nông nghiệp tỉnh cần tiếp nhận, khai thác và sử dụng có hiệu quả.
 
Ba là, đối với Sở KH&CN, cần tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy chế về: Ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học vào thực tiễn, đặc biệt đối với những đơn vị đã đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ; ứng dụng những sản phẩm KH&CN đã đạt giải cao tại các hội thi sáng tạo kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất. Công bố kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học lên tạp chí khoa học Việt Nam cũng như tạp chí khoa học Quốc tế.
 
Song song đó, phối hợp, chuyển giao kết quả nghiên cứu cho các trường cao đẳng, đại học để làm tư liệu giảng dạy; phối hợp với ngành nông nghiệp hoạch định chiến lược phát triển KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, thông minh; tìm kiếm các chương trình, dự án của các tổ chức quốc tế đầu tư cho phát triển KH&CN trên địa bàn tỉnh; phối hơp với các sở, ngành tham mưu UBND tỉnh quy định rõ hơn cơ chế khoán sản phẩm trong nghiên cứu khoa học, lấy chất lượng sản phẩm làm trọng, giảm bớt chứng từ thanh quyết toán./.
 
Trần Quốc Hoàn
 
* Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của TS. Trần Quốc Hoàn - Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập865
  • Hôm nay65,698
  • Tháng hiện tại3,008,319
  • Tổng lượt truy cập486,871,757
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây