Công tác xã hội hóa hoạt động thể dục - thể thao

Thứ năm - 30/03/2017 22:58 3970
(CTTĐTBP) - Xã hội hóa thể dục - thể thao (TDTT) trong ngành TDTT của tỉnh và trong xã hội từng bước được nâng cao, góp phần mở rộng và làm phong phú thêm hệ thống thi đấu TDTT quần chúng từ cấp cơ sở tới cấp tỉnh.
 
Công tác xã hội hóa hoạt động TDTT góp phần mở rộng và làm phong phú thêm hệ thống thi đấu TDTT quần chúng từ cấp cơ sở tới cấp tỉnh.
 
Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, toàn tỉnh có 11 trung tâm TDTT (1 của tỉnh và 10 của các huyện, thị). Các trung tâm TDTT là đơn vị sự nghiệp chịu sự quản lý về mặt nhà nước của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện. Vì vậy, các trung tâm TDTT đều xây dựng các thiết chế quản lý đối với từng lĩnh vực để phát triển sự nghiệp TDTT. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh hiện có 75 câu lạc bộ thể thao, chủ yếu là các câu lạc bộ bóng đá mini, cầu lông, bóng chuyền, bida, quần vợt...
 
Các cơ sở TDTT hoạt động theo phương thức tự quản, tự nguyện, tự trang trải về kinh phí nhưng chịu sự quản lý về mặt nhà nước của UBND phường, xã, thị trấn và về chuyên môn của các trung tâm TDTT huyện, thị xã. Hiện nay, ở các xã, phường, thị trấn chưa có cán bộ biên chế về TDTT. Do vậy, vấn đề quản lý nhà nước trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, thiết chế quản lý trong lĩnh vực thể thao đối với cơ sở còn nhiều bất cập, cần phải thực hiện theo lộ trình từng bước, từng giai đoạn cụ thể khác nhau.  
 
Nhận thức về xã hội hóa TDTT trong ngành TDTT của tỉnh và trong xã hội từng bước được nâng cao, góp phần thúc đẩy nhanh hơn công tác xã hội hóa TDTT trên địa bàn tỉnh. Kinh tế phát triển, tình hình chính trị - xã hội của đất nước ổn định là tiền đề và điều kiện cơ bản để phát triển các loại hình TDTT. Trong bối cảnh thuận lợi đó, chính sách đúng đắn về xã hội hóa TDTT đã tạo ra môi trường thích ứng để mở rộng các loại hình tập luyện TDTT từ cơ sở đến phong trào toàn tỉnh.
 
Hàng năm, nguồn vốn huy động cho các tổ chức TDTT lên đến hàng tỷ đồng. Số tiền tuy chưa lớn, song sự tham gia đóng góp của các tổ chức, công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp như Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng và một số đơn vị khác cho thấy công tác xã hội hóa TDTT của tỉnh Bình Phước đang từng bước lớn mạnh, phù hợp với chủ trương khuyến khích xã hội hóa của tỉnh hiện nay.
 
Các loại hình hoạt động TDTT đã được đa dạng hóa và mở rộng về quy mô, góp phần cải thiện đời sống văn hóa, tăng cường bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Công tác xã hội hóa hoạt động TDTT bước đầu đã khai thác được tiềm năng của các thành phần kinh tế tư nhân, doanh nghiệp, các ngành, tổ chức xã hội... đầu tư, xây dựng các cơ sở vật chất TDTT như sân bãi, phòng tập, nhà tập, hồ bơi, sản xuất lưu thông hàng hóa thể thao... phục vụ nhu cầu tập luyện và thi đấu của quần chúng.
 
Công tác xã hội hóa hoạt động TDTT cũng góp phần mở rộng và làm phong phú thêm hệ thống thi đấu TDTT quần chúng từ cấp cơ sở tới cấp tỉnh, thu hút đông đảo các đối tượng tham gia tập luyện và thi đấu TDTT; góp phần tăng cường chất lượng thi đấu và thành tích thể thao của các đội tuyển, qua đó phát hiện, tạo nguồn để bổ sung tài năng thể thao của tỉnh./.
 

Nhật Phong 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,171
  • Hôm nay134,976
  • Tháng hiện tại898,930
  • Tổng lượt truy cập407,640,784
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây