Hội nghị nói chuyện chuyên đề về chính phủ điện tử chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh

Thứ hai - 15/07/2019 07:41
(CTTĐTBP) - Sáng 15/7, Tỉnh ủy Bình Phước đã tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề về chính phủ điện tử chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh. Hội nghị được truyền hình trực tuyến từ điểm cầu chính (Hội trường tỉnh) đến 11 điểm cầu các huyện, thị xã và Đảng ủy Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng
toan canh hoi nghi
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu chính Hội trường tỉnh
 
Tham dự hội nghị, có các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Nguyễn Văn Lợi - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Trần Tuệ Hiền - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Trăm - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
 
dc tran tue hien
Đồng chí Trần Tuệ Hiền - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu khai mạc hội nghị
 
Tại điểm cầu chính, đại diện Lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp nhà nước; Lãnh đạo các đơn vị: VNPT Bình Phước, Viettel Bình Phước, Mobifone Bình Phước, Bưu điện tỉnh; trưởng các phòng và tương đương thuộc các cơ quan tham mưu, giúp việc thuộc UBND tỉnh; trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương của Sở Thông tin và Truyền thông tham dự hội nghị.
 
dc thanh cuc truong
Đồng chí Nguyễn Thành Phúc - Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) trình bày 2 chuyên đề về phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số và xây dựng đô thị thông minh.

Ngay sau phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Thành Phúc - Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã trình bày 2 chuyên đề về phát triển chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số và xây dựng đô thị thông minh. Theo Cục trưởng Nguyễn Thành Phúc, năm 2015 Chính phủ đã có Nghị quyết đầu tiên tập trung về Chính phủ điện tử nhằm “Đẩy mạnh phát triển Chính phủ điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Nâng vị trí của Việt Nam về Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên Hợp Quốc. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng”. Trên cơ sở đó, các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng làm nền tảng trong triển khai xây dựng Chính phủ điện tử.

Để tiếp tục kế thừa, phát huy những thành quả đạt được, đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới; đồng thời khắc phục những hạn chế, tồn tại của Chính phủ điện tử, từng bước hiện thực hóa quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, thời gian tới Việt Nam cần hoàn thiện nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử hướng tới nền kinh tế số, xã hội số và nâng cao năng lực, hiệu quả của tổ chức bộ máy Chính phủ.

Nếu như với Chính phủ điện tử, các giá trị mang lại tập trung chủ yếu vào việc tuân thủ theo các quy trình có sẵn, dịch vụ được cung cấp một cách bị động dựa trên nền tảng công nghệ thông tin truyền thống, đối tượng được phục vụ chủ chốt là Chính phủ và được đánh giá bằng số lượng dịch vụ được cung cấp trực tuyến, thì Chính phủ số hỗ trợ cải cách hành chính chuyển từ quản lý sang dịch vụ và phù hợp với các nỗ lực của Chính phủ Việt Nam như Đề án Hệ tri thức Việt số hoá, nhấn mạnh sự tham gia đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp và cá nhân.

Về đô thị thông minh, Cục trưởng Nguyễn Thành Phúc cho rằng việc xây dựng đô thị thông minh sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, người dân kết nối với cộng đồng, địa phương, thụ hưởng các dịch vụ nhiều hơn… Bên cạnh đó, đô thị thông minh còn hướng đến quy hoạch đô thị dựa trên dữ liệu; tối ưu hóa hệ thống dịch vụ giao thông, y tế, bưu chính, vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý rác thải… bằng các ứng dụng trên một số lĩnh vực: Giao thông thông mình, công nghệ thông minh, năng lượng thông minh, y tế thông minh, giáo dục thông minh, quản trị thông minh...

Sau nội dung trình bày chuyên đề, Cục trưởng Nguyễn Thành Phúc nêu lên một số tồn tại, hạn chế và kiến nghị tỉnh cần khắc phục trong thời gian tới về xây dựng chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số. Đó là, tỉnh cần cải thiện các tính năng Cổng dịch vụ công của tỉnh; nâng tỷ lệ hồ sơ giải quyết dịch vụ công mức độ 4 và tỷ lệ cán bộ, công chức cấp huyện, xã sử dụng hộp thư điện tử công vụ; đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin cần đi đôi với bảo đảm an toàn an ninh mạng…
 
bo truong bo tttt
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng thông tin trao đổi thêm về chính phủ điện tử, thương mại điện tử, chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số nhằm tạo ra một phương thức điều hành mới, một cách làm mới, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin; qua đó phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, tận dụng tối đa lợi ích của công nghệ số mang lại, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước, địa phương… Đồng thời, Bộ trưởng giải đáp một số câu hỏi của các đại biểu dành cho Bộ trưởng./.

Tác giả: T.T

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3,088
  • Hôm nay616,249
  • Tháng hiện tại18,438,585
  • Tổng lượt truy cập478,331,272
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây