Tiếp tục tăng cường phòng chống sâu keo mùa thu hại ngô

Thứ hai - 14/10/2019 20:57
(CTTĐTBP) - Sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda) là loại sâu hại mới, xâm nhập vào nước ta từ tháng 4/2019. Đây là loài sâu hại có khả năng di trú rất xa, vòng đời ngắn, có nhiều lứa và thời gian các lứa sâu đan xen nhau nên khó khăn cho công tác phòng, chống.
sau keo mua thu
Sâu keo mùa thu hại ngô. Ảnh: Nhà Nông Xanh
 
Theo công bố của nhiều quốc gia, sâu keo mùa thu có khả năng gây hại nặng cho ngô (bắp) và nhiều loại cây trồng khác nên cần phải có biện pháp quản lý kịp thời và hiệu quả. Còn theo báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật, sâu keo mùa thu đã xuất hiện và gây hại hầu hết các vùng trồng ngô trong cả nước với tổng diện tích nhiễm khoảng 15.000 ha, gây hại nặng một số tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Ngày 14/10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết: Diện tích ngô trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng hơn 3.000 ha đang giai đoạn 60 ngày tuổi đến chuẩn bị cho trái. Hiện nay, diện tích sâu keo gây hại ở huyện Đồng Phú là 43,5/104 ha, mức độ gây hại nặng là 15,5 ha; huyện Chơn Thành là 11,9/12,3ha, mức độ gây hại nặng là 1,9 ha. Dự báo trong thời gian tới, sâu keo mùa thu sẽ phát sinh gây hại ngô và một số cây trồng khác trên diện rộng, nguy cơ giảm năng suất và mất trắng nếu không được phòng, chống kịp thời.

Để hạn chế mức thấp nhất đến thiệt hại cho sản xuất ngô do sâu keo mùa thu gây ra, ngày 12/8/2019 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã có văn bản đề nghị UBND cấp huyện chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, UBND cấp xã thực hiện thông tin tuyên truyền về đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh gây hại cũng như các biện pháp kỹ thuật phòng chống sâu keo mùa thu cho nông dân trồng ngô được biết.

Đồng thời, thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, thống kê mức độ, diện tích nhiễm sâu keo mùa thu trên ngô và các cây trồng khác. Hướng dẫn nông dân chủ động tổ chức thực hiện công tác phòng chống theo quy trình kỹ thuật đã được Cục Bảo vệ thực vật ban hành. Khuyến cáo nông dân áp dụng triệt để các biện pháp sinh học, sử dụng các biện pháp thủ công (thu gom và tiêu diệt ô trứng, sâu non khi mật độ thấp) và các biện pháp canh tác, vệ sinh đồng ruộng để giảm mật độ sâu keo mùa thu trên đồng ruộng, chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trường hợp mật độ sâu cao.

Bên cạnh đó, xác định các giống ngô có khả năng kháng, chống chịu với sâu keo mùa thu để thông tin, khuyến cáo nông dân trồng thay thế trong vụ tới, hoặc trồng cây trồng khác nhằm cắt nguồn thức ăn không cho duy trì các lứa sâu tiếp theo trong một vụ, sau đó có thể trồng lại cây ngô./.

Tác giả: Nhật Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,141
  • Hôm nay254,960
  • Tháng hiện tại10,721,551
  • Tổng lượt truy cập456,116,673
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây