25 di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh

Thứ hai - 07/05/2018 14:25
(CTTĐTBP) - UBND tỉnh vừa phê duyệt danh mục 25 di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.
1. Sử thi S'Tiêng của đồng bào dân tộc S'Tiêng là loại hình ngữ văn dân gian, đang có nguy cơ mai một cao.

Cong chieng2. Nghệ thuật trình diễn cồng - chiêng của đồng bào S’Tiêng (ảnh Báo Bình Phước), đây là nghệ thuật trình diễn dân gian, vẫn còn duy trì nhưng không còn phổ biến.

3. Hát đối đáp trong cưới hỏi của đồng bào S’Tiêng, nghệ thuật trình diễn dân gian này vẫn còn duy trì.

4. Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào S’Tiêng là lễ hội truyền thống của người S’Tiêng, có nguy cơ mai một trong cộng đồng.

5. Nghề đan gùi của đồng bào S’Tiêng là nghề thủ công truyền thống, có nguy cơ mai một cao.

6. Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào S’Tiêng (ảnh) là nghề thủ công truyền thống, có nguy cơ mai Dệt thổ cẩm của đồng bào S'Tiêngmột trong cộng đồng.

7. Món ăn canh bồi của đồng bào S’Tiêng, loại hình tri thức dân gian này có nguy cơ mai một trong cộng đồng.

8. Kỹ thuật chế biến rượu cần của đồng bào S’Tiêng là tri thức dân gian, còn duy trì nhưng không phổ biến trong cộng đồng.

tet chol chnam thmay9. Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer (ảnh Tỉnh đoàn Bình Phước), lễ hội truyền thống này được duy trì thường xuyên.

10. Lễ xuống đồng của người Khmer là lễ hội truyền thống, được duy trì thường xuyên.

11. Múa Lâm Thôn của đồng bào Khmer (ảnh Tỉnh đoàn Bình Phước) là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, vẫn còn duy trì khá phổ biến trong cộng đồng.Mua lam thon2

12. Nghệ thuật trình diễn nhạc ngũ âm của đồng bào Khmer là nghệ thuật trình diễn dân gian, chỉ còn ở Lộc Khánh - Lộc Ninh.

13. Lễ hội miếu Bà Rá - Phước Long là lễ hội truyền thống của người Kinh, được duy trì thường xuyên.

14. Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào M’Nông là lễ hội truyền thống của người M’Nông, có nguy cơ mai một trong cộng đồng.

15. Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào M’Nông là nghề thủ công truyền thống, có nguy cơ mai một trong cộng đồng.

16. Múa truyền thống của đồng bào S’Tiêng, đây loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian, có nguy cơ mai một trong cộng đồng.

17. Dân ca của đồng bào S’Tiêng là nghệ thuật trình diễn dân gian, có nguy cơ mai một trong cộng đồng.

18. Nghề đan chiếu lùng của đồng bào Khmer, nghề thủ công truyền thống, vẫn được duy trì.

a tuc cuoi vo19. Đám cưới truyền thống của đồng bào S’Tiêng (ảnh), đây là tập quán xã hội, vẫn được duy trì.

20. Tín ngưỡng thờ Neak Ta (thờ ông bà) của đồng bào Khmer là tập quán xã hội, vẫn được duy trì.

21. Tục xuất gia tu học của đồng bào Khmer là tập quán xã hội, vẫn được duy trì.

22. Lễ đặt tên cho con của đồng bào S’Tiêng là tập quán xã hội, vẫn được duy trì.

23. Nghệ thuật trình diễn khèn Mbuốt của đồng bào M’Nông, nghệ thuật trình diễn dân gian này vẫn được duy trì.

24. Lễ hội Sen Đôn Ta của đồng bào Khmer là lễ hội truyền thống của người Khmer, được duy trì thường xuyên.

25. Lễ hội cầu bông của người Kinh ở Bình Phước là lễ hội truyền thống được duy trì thường xuyên./.

Tác giả: TT.THCB - Thế Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,094
  • Hôm nay587,373
  • Tháng hiện tại18,409,709
  • Tổng lượt truy cập478,302,396
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây