Công nhận 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Bình Phước

Thứ sáu - 03/01/2020 16:44 4033
(CTTĐTBP) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện vừa ký các quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Kỹ thuật chế biến rượu cần của người S’Tiêng tỉnh Bình Phước”, “Lễ hội Bà Rá, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước” và “Lễ hội Dua Tpeng (Phá bàu) của người Khmer xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước”.
Đây là những loại hình di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của tỉnh Bình Phước được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
 
le hoi tung
Người S'Tiêng đang thực hiện kỹ thuật chế biến rượu cần
 
Kỹ thuật chế biến rượu cần của người S'Tiêng Bình Phước thể hiện những tri thức dân gian hết sức độc đáo về nhận diện tự nhiên, khai thác tự nhiên để phục vụ các nhu cầu của cuộc sống. Để chế biến từ những loại cây, lá cây mọc trong tự nhiên thành loại rượu cần thơm ngon, đậm đà, riêng có của người S'Tiêng Bình Phước, họ đã ghi nhớ, chắt lọc, sáng tạo và tích lũy kinh nghiệm qua hàng trăm năm lịch sử. Rượu cần theo tiếng S'Tiêng gọi là Đ’rắp S’lung hay Rơ nơm Đ’rắp. Đây là một sản vật đặc trưng, góp phần vào sự phong phú, đa dạng của văn hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và Bình Phước nói riêng. Rượu cần còn thể hiện văn hóa ứng xử của cư dân với cộng đồng, thể hiện mối quan hệ gắn kết cộng đồng. Khi buôn làng có lễ hội hoặc gia đình có đám cưới hỏi, đám về nhà mới, đám mừng cơm mới... Rượu cần là một trong những thức uống quan trọng không thể thiếu. 
 
le hoi pha bau
Bà con tham gia trẩy hội Dua Tpeng

Lễ hội Dua Tpeng thường được tổ chức vào cuối mùa khô (khoảng tháng ba âm lịch) trước khi tổ chức tết Chol Chnăl Thmây của người Khmer. Đây là lễ hội truyền thống lâu đời, là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp, vừa độc đáo vừa phong phú và thể hiện nhiều giá trị văn hóa nhân văn sâu sắc, đa dạng của cộng đồng người Khmer Bình Phước. Lễ hội là sản phẩm do cộng đồng người Khmer Bình Phước sáng tạo, giữ gìn và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó ra đời và phát triển lâu dài trong cộng đồng dân tộc, đồng thời phản ánh về lịch sử xã hội của người Khmer Bình Phước, phản ánh lịch sử nông nghiệp trồng lúa nước và kỹ năng khai thác tự nhiên của người Khmer Bình Phước.

Lễ hội Miếu Bà Rá là lễ hội truyền thống của người Kinh, được hình thành và phát triển lâu đời, từ khi hình thành cơ sở thờ cúng tín ngưỡng dân gian này. Trải qua thời gian hơn 70 năm hình thành và tồn tại, từ cơ sở thờ cúng nhỏ ban đầu, đến nay cơ sở vật chất và quy mô thờ cúng ngày càng lớn, hoàn thiện. Di sản Lễ hội Miếu Bà Rá được tổ chức tại Miếu Bà Rá, khu phố Bình Giang II, phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Vào các ngày rằm, mùng một hàng tháng hay các ngày lễ tết, nhân dân quanh vùng và các địa phương khác lại đến lễ Bà để cầu mong an lành, cầu mong may mắn cho gia đình, cầu cho quốc thái dân an. Đặc biệt, từ ngày mùng 01 đến ngày mùng 03 tháng 3 âm lịch hằng năm, lễ hội được tổ chức đã thu hút đông đảo khách thập phương trong và ngoài tỉnh về tham dự./. 

Tác giả bài viết: Phương Lê

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,651
  • Hôm nay201,324
  • Tháng hiện tại880,171
  • Tổng lượt truy cập387,423,224
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây