Văn bản QPPL do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 01/2020

Thứ ba - 03/03/2020 17:42 3059
(CTTĐTBP) - Bộ Tư pháp vừa ra Thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 01/2020.
I. SỐ LƯỢNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH

Trong tháng 01/2020, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 19 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 14 Nghị định của Chính phủ và 05 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể:

Các Nghị định của Chính phủ:

1. Nghị định số 01/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư;

2. Nghị định số 02/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia;

3. Nghị định số 03/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 68 Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế;

4. Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y;

5. Nghị định số 05/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật luật do Chính phủ ban hành;

6. Nghị định số 06/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 17 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

7. Nghị định số 07/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hồng Kông, Trung Quốc giai đoạn 2019 – 2022;

8. Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;

9. Nghị định số 09/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về Quỹ bảo trì đường bộ;

10. Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;

11. Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước;

12. Nghị định số 12/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về ngưng hiệu lực thi hành Điều 63, điểm c khoản 1 Điều 64, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 65 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thủy sản;

13. Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi;

14. Nghị định số 14/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu.

Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

1. Quyết định số 01/2020/QĐ-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành;

2. Quyết định số 02/2020/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2014 về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương;

3. Quyết định số 03/2020/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy đinh về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai;

4. Quyết định số 04/2020/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ;

5. Quyết định số 05/2020/QĐ-TTg ngày 31 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước.

II. HIỆU LỰC THI HÀNH, SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH BAN HÀNH VÀ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Nghị định số 01/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

Nghị định này bãi bỏ khoản 1 Điều 30 và Chương IX Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với quy định mới của Luật đầu tư công năm 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020); khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP của Chính phủ về các nội dung, cụ thể: (1) Đánh giá chương trình đầu tư công (bổ sung quy định về đánh giá hiệu quả đầu tư dự án đầu tư công); (2) Trách nhiệm giám sát dự án; (3) Nội dung giám sát của cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư dự án; (4) Nội dung giám sát của nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án; (5) Nội dung giám sát của người có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi; (6) Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư; (7) Đánh giá dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; (8) Nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư; (9) Quyền giám sát đầu tư của cộng đồng; (10) Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng; (11) Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư; (12) Chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư; (13) Các quy định viện dẫn Luật đầu tư công năm 2014.

2. Nghị định số 02/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm đảm bảo phù hợp với quy định mới của Luật đầu tư công (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020); khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 131/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 02 điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia, cụ thể: (1) Hồ sơ và nội dung thẩm định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công; (2) Hồ sơ và nội dung thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công; (3) Hồ sơ và nội dung thẩm định quyết định đầu tư dự án; (4) Điều chỉnh dự án quan trọng quốc gia; (5) Quy trình, thủ tục trình thẩm định; (6) Các quy định viện dẫn Luật đầu tư công năm 2019.

3. Nghị định số 03/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 68 Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

Các khoản 5, 6, 11 Điều 68 Nghị định số 36/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 169/2018/NĐ-CP hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Điều 68 Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều sửa đổi, bổ sung các khoản 5, 6, 11 Điều 68 Nghị định số 36/2016/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế.

4. Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 02 năm 2020.

Nghị định này bãi bỏ điểm b khoản 2 Điều 19, điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; điểm d khoản 13 Điều 20 Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y và thay đổi từ “thức ăn chăn nuôi” thành từ “thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản” tại khoản 6 Điều 15; từ “chăn nuôi” thành từ “chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản” tại điểm a khoản 9, khoản 11 Điều 20 Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 điều quy định:

- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, cụ thể: (1) Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính; (2) Vi phạm quy định về phòng, chống sinh vật gây hại thực vật; (3) Vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh; (4) Vi phạm quy định về sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; (5) Vi phạm quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; (6) Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường; (7) Phân định thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân, Hải quan, Quản lý thị trường, Bộ đội biên phòng và Cảnh sát biển.

- Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, cụ thể: (1) Đối tượng áp dụng; (2) Vi phạm quy định chung về chống dịch bệnh động vật; (3) Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn; (4) Vi phạm về chống dịch bệnh động vật trên cạn; (5) Vi phạm về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; (6) Vi phạm quy định chung về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu; (7) Vi phạm quy định chung về Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; (8) Vi phạm về vận chuyển, kinh doanh, thu gom, lưu giữ, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn; sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh; (9) Vi phạm về chất lượng trong sản xuất thuốc thú y; (10) Vi phạm về chất lượng trong buôn bán thuốc thú y; (11) Thẩm quyền của Quản lý thị trường; (12) Phân định thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan và Quản lý thị trường.

5. Nghị định số 05/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật luật do Chính phủ ban hành

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 03 tháng 01 năm 2020.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật luật do Chính phủ ban hành không còn được áp dụng trên thực tế nhưng chưa có căn cứ pháp lý để xác định hết hiệu lực theo quy định tại Điều 78 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, Điều 81 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật luật do Chính phủ ban hành, cụ thể:

- Bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể: (1) Nghị định số 12-CP ngày 01 tháng 12 năm 1992 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý các đoàn của ta ra nước ngoài và các đoàn nước ngoài vào nước ta; (2) Nghị định số 183-CP ngày 18 tháng 11 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; (3) Nghị định số 81-CP ngày 23 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người tàn tật; (4) Nghị định số 06-CP ngày 21 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết tiền lương và trợ cấp năm 1997 đối với công chức, viên chức hành chính sự nghiệp, người nghỉ hưu, nghỉ mất sức; lực lượng vũ trang; cán bộ xã, phường và một số đối tượng hưởng chính sách xã hội; (5) Nghị định số 34/1999/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 1999 của Chính phủ quy định việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc năm 1999; (6) Nghị định số 09/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2001 của Chính phủ sửa đổi Điều 21 Nghị định số 05-CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; (7) Nghị định số 20/2001/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh giáo sư và phó giáo sư; (8) Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; (9) Nghị định số 74/2001/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 14 Nghị định số 183-CP ngày 18 tháng 11 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; (10) Nghị định số 28/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc năm 2003 - Công trái giáo dục; (11) Nghị định số 90/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; (12) Nghị định số 91/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ; (13) Nghị định số 93/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước; (14) Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán; (15) Nghị định số 22/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân các cấp; (16) Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập; (17) Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81-CP ngày 23 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người tàn tật; (18) Nghị định số 161/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán; (19) Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước; (20) Nghị định số 207/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương, tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty nhà nước; (21) Nghị định số 94/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về giải quyết quyền lợi của người lao động ở doanh nghiệp và hợp tác xã bị phá sản; (22) Nghị định số 125/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa dễ cháy và dễ nổ trên đường thủy nội địa; (23) Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; (24) Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh; (25) Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; (26) Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về phòng, chống bệnh dại ở động vật; (27) Nghị định số 15/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện; (28) Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước; (29) Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ giáo dục quốc phòng - an ninh; (30) Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; (31) Nghị định số 43/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 62 và Điều 72 của Luật Dạy nghề; (32) Nghị định số 91/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước; (33) Nghị định số 62/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn; (34) Nghị định số 65/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý tiền lương đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2011 – 2013; (35) Nghị định số 204/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết của Quốc hội về một số giải pháp thực hiện ngân sách nhà nước năm 2013, 2014; (36) Nghị định số 74/2014/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ thực hiện thí điểm quản lý tiền lương đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội; (37) Quyết định số 64B/HĐBT ngày 12 tháng 9 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc điều chỉnh địa giới hành chính đối với những huyện, xã có địa giới chưa hợp lý; (38) Quyết định số 134-HĐBT ngày 20 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phát hành tín phiếu Kho bạc Nhà nước xây dựng đường dây tải điện Bắc - Nam 500 KV; (39) Nghị quyết số 06/2004/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về một số giải pháp phát triển lành mạnh thị trường bất động sản; (40) Nghị quyết số 15/2005/NQ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về các biện pháp cấp bách ngăn chặn dịch cúm gia cầm (H5N1) và dịch cúm A (H5N1) ở người.

- Bãi bỏ một phần văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể: (1) Điều 2 Nghị định số 79/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ và Nghị định số 58/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ; (2) Điều 10 Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

6. Nghị định số 06/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 17 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 02 năm 2020.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Điều 17 bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều quy định: (1) Sửa đổi, bổ sung Điều 17 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án thu hồi đất liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; (2) Điều khoản chuyển tiếp.

7. Nghị định số 07/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hồng Kông, Trung Quốc giai đoạn 2019 – 2022

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 02 năm 2020.

Đối với các tờ khai hải quan của các mặt hàng nhập khẩu đăng ký từ ngày 11 tháng 6 năm 2019 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nếu đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định tại Nghị định này và nếu đã nộp thuế theo mức thuế cao hơn thì được cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm quy định biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hồng Kông, Trung Quốc giai đoạn 2019 – 2022.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 điều quy định thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hồng Kông, Trung Quốc giai đoạn 2019 - 2022 và điều kiện được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định này, cụ thể: (1) Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt; (2) Điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Người nộp thuế theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; (2) Cơ quan hải quan, công chức hải quan; (3) Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Ban hành kèm theo Nghị định này Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của việt nam để thực hiện Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hồng Kông giai đoạn 2019-2022 và 02 Phụ lục, gồm: (1) Nội dung về chuyển đổi biểu thuế AHKFTA từ AHTN 2012 sang AHTN 2017; (2) Báo cáo đánh giá tác động của Nghị định ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện cam kết của Việt Nam trong hiệp định thương mại tự do Asean - Hồng Kông.

8. Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 24 tháng 02 năm 2020.

Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh; Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

Thừa phát lại đã được bổ nhiệm, Văn phòng Thừa phát lại đã được thành lập theo Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh được tiếp tục hành nghề, hoạt động theo Nghị định này.

Các quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại theo Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh được tiếp tục áp dụng trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Thừa phát lại đã được bổ nhiệm trước ngày Nghị định này có hiệu lực có nhu cầu thay đổi nơi hành nghề thì Văn phòng Thừa phát lại nơi Thừa phát lại chuyển đến thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề và cấp Thẻ Thừa phát lại cho Thừa phát lại đó theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.

Người đã được miễn nhiệm Thừa phát lại theo nguyện vọng cá nhân trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì được xem xét bổ nhiệm lại Thừa phát lại theo quy định tại khoản 1, 4 Điều 14 của Nghị định này.

Đối với những công việc Văn phòng Thừa phát lại đã thụ lý nhưng chưa giải quyết xong trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì những trình tự, thủ tục đã thực hiện đúng quy định của pháp luật được công nhận kết quả; các trình tự, thủ tục còn lại tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định này.

Đối với những vụ việc thi hành án dân sự Văn phòng Thừa phát lại đã thụ lý nhưng chưa thi hành xong trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà phát sinh các trường hợp quy định tại điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều 52 của Nghị định này thì phải chấm dứt thi hành án theo quy định tại Điều 57 và thực hiện theo quy định tại Điều 58 của Nghị định này.

Đối với những vụ việc thi hành án dân sự cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định đình chỉ thi hành án để Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà vụ việc sau đó phải áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự tiếp nhận trở lại để ra quyết định thi hành án và tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.

Sổ đăng ký vi bằng quy định tại khoản 4 Điều 39 của Nghị định này được sử dụng cho đến khi hệ thống cơ sở dữ liệu về vi bằng được xây dựng.

Đề án thực hiện chế định Thừa phát lại của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được Bộ Tư pháp phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực, phù hợp với quy định của Nghị định này thì được tiếp tục thực hiện.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 06 chương, 75 điều quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, cụ thể: (1) Quy định chung về: Công việc Thừa phát lại được làm; Những việc Thừa phát lại không được làm; Phối hợp của cá nhân, cơ quan, tổ chức với Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại; (2) Thừa phát lại; (3) Văn phòng Thừa phát lại; (4) Tống đạt; (5) Lập vi bằng; (6) Xác minh điều kiện thi hành án dân sự; (7) Thi hành bản án, quyết định theo yêu cầu của đương sự; (8) Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại; (9) Quản lý nhà nước, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp và kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại.

9. Nghị định số 09/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về Quỹ bảo trì đường bộ

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2020 và áp dụng từ năm tài chính 2020.

Quyết định số 1486/QĐ-TTg ngày 5 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2020.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về Quỹ bảo trì đường bộ, đảm bảo phù hợp với quy định của Luật ngân sách nhà nước.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về Quỹ bảo trì đường bộ, cụ thể: (1) Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ; (2) Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ; (3) Nghị định số 28/2016/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 56/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2014 và Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ.

10. Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 04 năm 2020.

Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Các đơn vị kinh doanh vận tải đã được cấp Giấy phép kinh doanh trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành không phải thực hiện cấp lại cho đến khi hết hiệu lực hoặc đến khi thực hiện cấp lại.

Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có Giấy phép kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam có hiệu lực, trong đó có ngành nghề kinh doanh vận tải đường bộ được tiếp tục tham gia hoạt động kinh doanh vận tải.

Phù hiệu xe nội bộ đã được cấp theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không còn giá trị sử dụng từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu đã được cấp cho đơn vị và xe ô tô vận tải hàng hóa thuộc đối tượng kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không còn giá trị sử dụng; các đơn vị và phương tiện nêu trên không thuộc đối tượng phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Quy định việc chuyển tiếp về cấp và sử dụng phù hiệu, biển hiệu đối với xe ô tô kinh doanh vận tải: (1) Đối với xe tuyến cố định, xe buýt, xe taxi, xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo, xe hợp đồng có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe), xe ô tô vận tải khách du lịch có sức chứa từ 09 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) đã được cấp phù hiệu hoặc biển hiệu trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành không phải thực hiện cấp lại cho đến khi hết hiệu lực hoặc đến khi thực hiện cấp lại; (2) Đối với xe hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe), xe ô tô vận tải khách du lịch có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe) đã được cấp phù hiệu hoặc biển hiệu theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải thực hiện cấp lại phù hiệu theo quy định tại Nghị định này và dán cố định trên xe ô tô kinh doanh vận tải. Thời gian thực hiện xong trước ngày 01 tháng 7 năm 2021. Trường hợp xe ô tô có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe) đã được cấp phù hiệu xe hợp đồng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành (sử dụng phần mềm tính tiền quy định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định này) nếu có nhu cầu thực hiện theo loại hình xe taxi phải thực hiện cấp lại phù hiệu xe taxi để hoạt động kinh doanh theo quy định.

Trước ngày 31 tháng 12 năm 2021, người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải quy định tại khoản 4 Điều 13 của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thuộc các đơn vị kinh doanh vận tải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải đáp ứng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 67 Luật giao thông đường bộ năm 2008.

Các xe ô tô buýt hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa phù hợp với quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Nghị định này được phép hoạt động đến khi hết niên hạn sử dụng theo quy định.

Trước ngày 31 tháng 12 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách đã được cấp phù hiệu, biển hiệu theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì phải có dây an toàn tại các vị trí ghế ngồi, giường nằm (trừ xe buýt nội tỉnh).

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 07 chương, 37 điều quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, cụ thể: (1) Quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; (2) Quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; (3) Quy định về hợp đồng vận chuyển; (4) Quy định về cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu, biển hiệu; công bố bến xe; đăng ký khai thác, ngừng hoạt động, đình chỉ khai thác tuyến vận tải hành khách cố định; (5) Tổ chức thực hiện.

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc liên quan đến kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Ban hành kèm theo Nghị định này 05 Phụ lục, gồm: (1) Mẫu giấy đề nghị cấp (cấp lại) giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; (2) Mẫu giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; (3) Mẫu đăng ký khai thác tuyến; (4) Mẫu thông báo đơn vị đăng ký khai thác tuyến thành công; (5) Mẫu giấy đề nghị cấp (cấp lại) phù hiệu, biển hiệu.

11. Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 03 năm 2020.

Nghị định này bãi bỏ các quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thu và hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; lĩnh vực kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; lĩnh vực đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác, thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc đơn giản hóa, chuẩn hóa các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước, đảm bảo đáp ứng tốt các yêu cầu quản lý thu, chi ngân sách nhà nước.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 chương, 18 điều quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước, cụ thể: (1) Thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thu và hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước; (2) Thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực kiểm soát chi ngân sách nhà nước; (3) Thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký và sử dụng tài khoản; (4) Tổ chức thực hiện.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Các đơn vị thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước; (2) Cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước; (3) Ngân hàng thương mại, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; (4) Các đơn vị và cá nhân giao dịch với Kho bạc Nhà nước.

Ban hành kèm theo Nghị định này 03 Phụ lục, gồm: (1) Các mẫu tờ khai thuộc lĩnh vực thu nộp ngân sách nhà nước; (2) Các mẫu tờ khai thuộc lĩnh vực kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước; (3) Các mẫu tờ khai thuộc lĩnh vực đăng ký và sử dụng tài khoản.

12. Nghị định số 12/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về ngưng hiệu lực thi hành Điều 63, điểm c khoản 1 Điều 64, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 65 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thủy sản

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 01 năm 2020.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thủy sản.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 điều về ngưng hiệu lực thi hành Điều 63, điểm c khoản 1 Điều 64, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 65 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thủy sản cho đến khi sửa đổi các quy định đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

13. Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật chăn nuôi

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 03 năm 2020.

Nghị định này thay thế các văn bản, cụ thể: (1) Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản; (2) Nghị định số 100/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP; (3) Khoản 5 Điều 1 và Điều 3 Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; (4) Điều 9, 10 và 11 Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.

Nghị định này bãi bỏ các văn bản, cụ thể: (1) Quyết định số 78/2004/QĐ-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu; (2) Quyết định số 88/2005/QĐ-BNN ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn; (3) Quyết định số 43/2006/QĐ-BNN ngày 01 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về trao đổi quốc tế nguồn gen vật nuôi quý hiếm; (4) Thông tư số 92/2007/TT-BNN ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm; (5) Thông tư số 02/2011/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ quản lý nhà nước về chăn nuôi; (6) Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 61/2011/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thức ăn chăn nuôi; (7) Điều 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010; (8) Thông tư số 06/2012/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 02 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục bổ sung nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần được bảo tồn; (9) Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến; (10) Thông tư số 14/2014/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục giống vật nuôi cao sản; (11) Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản; (12) Thông tư số 01/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục giống vật nuôi được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ Chính phủ được giao quy định chi tiết một số điều của Luật chăn nuôi, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 07 chương, 35 điều hướng dẫn chi tiết khoản 4 Điều 14, khoản 3 Điều 19, khoản 3 Điều 38, khoản 4 Điều 39, khoản 5 Điều 41, khoản 8 Điều 43, khoản 5 Điều 45, khoản 2 Điều 52, khoản 4 Điều 53, khoản 4 Điều 58, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 63, khoản 4 Điều 64, khoản 3 Điều 67, khoản 2 Điều 68, khoản 5 Điều 78 Luật chăn nuôi, cụ thể: (1) Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong Nghị định này; (2) Giống vật nuôi; (3) Thức ăn chăn nuôi; (4) Điều kiện chăn nuôi; (5) Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi và vật nuôi sống; (6) Xử lý chất thải chăn nuôi; (7) Điều khoản thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến chăn nuôi trên lãnh thổ Việt Nam.

Ban hành kèm theo Nghị định này 09 Phụ lục, gồm: (1) Các biểu mẫu, cụ thể: Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi; Thuyết minh điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi; Quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi; Hướng dẫn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi; Biên bản đánh giá điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi; Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi; Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin; Đề cương nghiên cứu/quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi; Giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin; Đơn đề nghị thừa nhận phương pháp thử nghiệm thức ăn chăn nuôi của phòng thử nghiệm nước xuất khẩu; Đơn đề nghị thừa nhận quy trình khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu; Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu; Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi; Bản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi; Hướng dẫn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi; Biên bản đánh giá điều kiện chăn nuôi; Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi; Báo cáo kết quả khảo nghiệm sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi; (2) Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn; (3) Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu; (4) Độ dao động cho phép trong kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi; (5) Hệ số đơn vị vật nuôi và công thức chuyển đổi; (6) Mật độ chăn nuôi các vùng; (7) Chỉ tiêu chất lượng tổ yến sơ chế; (8) Danh mục động vật khác được phép chăn nuôi; (9) Chỉ tiêu kỹ thuật phải công bố trong tiêu chuẩn công bố áp dụng của sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi.

14. Nghị định số 14/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu

a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 03 năm 2020.

Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Đối tượng quy định tại Nghị định này đã được giải quyết chế độ theo quy định tại Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg thì không được hưởng, không được điều chỉnh mức trợ cấp đã hưởng theo quy định tại Nghị định này.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Quyết định số 52/2013/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu.

c) Nội dung chủ yếu: Nghị định gồm 03 chương, 11 điều quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu, cụ thể: (1) Điều kiện tính hưởng trợ cấp; (2) Mức trợ cấp; (3) Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ trợ cấp; (4) Thời hạn giải quyết chế độ; (5) Nguồn kinh phí thực hiện; (6) Tổ chức thực hiện; (7) Điều khoản chuyển tiếp và trách nhiệm thi hành.

Nghị định này áp dụng đối với: (1) Nhà giáo là giáo viên, giảng viên, cô nuôi dạy trẻ, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chủ nhiệm nhà trẻ, phó chủ nhiệm nhà trẻ, giám đốc, phó giám đốc, trưởng khoa, phó trưởng khoa, chủ nhiệm khoa, phó chủ nhiệm khoa, trưởng ban, phó trưởng ban, trưởng phòng, phó trưởng phòng, nghỉ hưu khi đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục, hướng dẫn thực hành hoặc nghỉ chờ đủ tuổi để hưởng lương hưu và bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1994 đến ngày 31 tháng 5 năm 2011 tại các cơ sở giáo dục công lập sau: Cơ sở giáo dục mầm non; Cơ sở giáo dục phổ thông; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Cơ sở giáo dục đại học; Cơ sở giáo dục thường xuyên; Các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; (2) Nhà giáo nghỉ hưu khi đang trực tiếp giảng dạy, giáo dục hoặc nghỉ chờ đủ tuổi để hưởng lương hưu và được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1994 đến ngày 31 tháng 5 năm 2011 tại cơ sở giáo dục bán công nhưng trước đó được điều động từ các cơ sở giáo dục công lập hoặc tại cơ sở giáo dục bán công do cấp có thẩm quyền chuyển đổi từ cơ sở giáo dục công lập và được xếp lương theo bảng lương của ngạch viên chức ngành giáo dục; (3) Nhà giáo làm công tác giảng dạy, giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập được cấp có thẩm quyền cử làm chuyên gia giáo dục ở ngoài nước, khi hết thời gian làm chuyên gia về nước thì nghỉ hưu ngay; (4) Nhà giáo nghỉ hưu có thời gian tham gia giảng dạy ở các lớp học được tổ chức tại các đơn vị thanh niên xung phong mà chưa hưởng các chế độ, chính sách của Nhà nước dành cho thanh niên xung phong; nhà giáo là quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu sau đó chuyển ngành về công tác giảng dạy, giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập khi nghỉ hưu là giáo viên, giảng viên trong lương hưu có phụ cấp thâm niên lực lượng vũ trang nhưng không có phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục các biểu mẫu, gồm: (1) Tờ khai đề nghị hưởng trợ cấp theo Nghị định số 14/2020/NĐ-CP; (2) Tờ khai đề nghị giải quyết trợ cấp theo Nghị định số 14/2020/NĐ-CP; (3) Giấy ủy quyền.

15. Quyết định số 01/2020/QĐ-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 03 tháng 01 năm 2020.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành không còn được áp dụng trên thực tế nhưng chưa có căn cứ pháp lý để xác định hết hiệu lực theo quy định tại Điều 78 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, Điều 81 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Điều 154 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 02 điều bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành, cụ thể: (1) Quyết định số 10/TTg ngày 09 tháng 01 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu nợ thóc dự trữ quốc gia; (2) Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định về mã số đối tượng nộp thuế; (3) Quyết định số 137/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý lương thực dự trữ quốc gia; (4) Quyết định số 143/1998/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi chế độ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tiểu ngạch; (5) Quyết định số 178/1998/QĐ-TTg ngày 19 tháng 9 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng đối với một số mặt hàng xuất khẩu; (6) Quyết định số 197/1998/QĐ-TTg ngày 10 tháng năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; (7) Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn; (8) Quyết định số 148/1999/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi điểm b khoản 1 mục II Điều 1 của Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn; (9) Quyết định số 162/1999/QĐ-TTg ngày 07 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hưởng lợi của các hộ gia đình, cá nhân tham gia dự án trồng rừng bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức; (10) Quyết định số 198/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về tiền lương của cán bộ, viên chức làm việc tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng; (11) Quyết định số 223/1999/QĐ-TTg ngày 07 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về thuế giá trị gia tăng đối với dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); (12) Quyết định số 66/2000/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương; (13) Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thủy sản; (14) Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phù về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn; (15) Quyết định số 89/2001/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tài chính Ngân hàng thương mại; (16) Quyết định số 152/2001/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế và chính sách đầu tư trồng rừng phòng hộ đầu nguồn các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên vay vốn của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC); (17) Quyết định số 172/2001/QĐ-TTg ngày 05 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước đối với những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có khó khăn do nguyên nhân khách quan; (18) Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010"; (19) Quyết định số 41/2002/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chống thất thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp qua giá bán trong hoạt động kinh doanh xe ôtô, xe hai bánh gắn máy; (20) Quyết định số 19/2003/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đến năm 2005”; (21) Quyết định số 197/2003/QĐ-TTg ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thực hiện cơ chế cơ sở sản xuất, kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế; (22) Quyết định số 19/2004/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004 – 2010; (23) Quyết định số 70/2004/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm chuyển công ty hợp tác kinh tế sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; (24) Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn (25) Quyết định số 106/2005/QĐ-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược xây dựng Gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010; (26) Quyết định số 110/2005/QĐ-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch “dự trữ lưu thông thuốc quốc gia phục vụ công tác phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân”; (27) Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 - 2010"; (28) Quyết định số 161/2005/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở rộng thí điểm cơ sở sản xuất kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế đối với thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu sản xuất trong nước; thuế tài nguyên; thuế nhà, đất; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và thuế môn bài; (29) Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành, nghề trong các công ty nhà nước; (30) Quyết định số 271/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thông tin cơ sở đến năm 2010; (31) Quyết định số 142/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; (32) Quyết định số 154/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Quản lý nhà nước về dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm giai đoạn 2006 - 2015"; (33) Quyết định số 171/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát hành và sử dụng trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003 – 2010; (34) Quyết định số 227/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về tổ chức, hoạt động của Ban chỉ đạo cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; (35) Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; (36) Quyết định số 43/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Phát triển công nghiệp Dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020"; (37) Quyết định số 102/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Đề án tổng thể tăng cường năng lực quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen từ nay đến năm 2010 thực hiện Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học"; (38) Quyết định số 166/2007/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chính sách hỗ trợ đầu tư và hưởng lợi đối với hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn và các tổ chức tham gia dự án “Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên”; (39) Quyết định số 183/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước; (40) Quyết định số 02/2008/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý các dự án đầu tư xây dựng của các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các Cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài; (41) Quyết định số 25/2008/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên đến năm 2010; (42) Quyết định số 26/2008/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010; (43) Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010; (44) Quyết định số 72/2008/QĐ-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành, nghề trong các công ty nhà nước; (45) Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008 – 2015; (46) Quyết định số 115/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định về công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; (47) Quyết định số 143/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ tìm kiếm thăm dò dầu khí; (48) Quyết định số 153/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điều tiết điện lực thuộc Bộ Công Thương; (49) Quyết định số 58/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp; (50) Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; (51) Quyết định số 77/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chế độ báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; (52) Quyết định số 15/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc mua lương thực dự trữ nhà nước hàng năm; (53) Quyết định số 42/2011/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ bảo lưu chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo được điều động làm công tác quản lý giáo dục; (54) Quyết định số 48/2011/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia; (55) Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 – 2015; (56) Quyết định số 43/2012/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi tên gọi và sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành, nghề trong công ty nhà nước; (57) Quyết định số 55/2012/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 62/2009/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn tiền thuê đất để xây dựng trạm bảo dưỡng, sửa chữa, bãi đỗ xe của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách công cộng; (58) Quyết định số 34/2014/QĐ-TTg ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định Tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em; (59) Chỉ thị số 15-CT ngày 11 tháng 01 năm 1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc tăng cường lực lượng dự trữ nhà nước; (60) Chỉ thị số 150-CT ngày 12 tháng 5 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc tăng cường đội ngũ cán bộ, kiện toàn tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý dự trữ quốc gia; (61) Chỉ thị số 357-CT ngày 06 tháng 10 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia; (62) Chỉ thị số 09/1998/CT-TTg ngày 18 tháng 02 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách diệt trừ chuột bảo vệ mùa màng; (63) Chỉ thị số 25/1999/CT-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác y, dược học cổ truyền; (64) Chỉ thị số 25/2004/CT-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kết hợp quân - dân y, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và bộ đội trong giai đoạn mới; (65) Chỉ thị số 43/2004/CT-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; (66) Chỉ thị số 20/2006/CT-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật Công an nhân dân; (67) Chỉ thị số 24/2006/CT-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật Quốc phòng; (68) Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg ngày 28 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; (69) Chỉ thị số 01/2008/CT-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển và quản lý thị trường bất động sản; (70) Chỉ thị số 11/2008/CT-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật Đặc xá; (71) Chỉ thị số 20/2008/CT-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý thị trường chứng khoán.

16. Quyết định số 02/2020/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2014 về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2020.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2014 về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 03 điều Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2014 về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương, cụ thể: (1) Trình tự, thủ tục xác nhận đối tượng vay vốn; (2) Thời hạn cho vay; (3) Nguồn vốn cho vay; (4) Phạm vi và thời gian thực hiện.

17. Quyết định số 03/2020/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2020.

Quyết định này thay thế Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn triển khai thi hành Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 05 chương, 40 điều quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai, cụ thể: (1) Quy định chung về: Các loại thiên tai được dự báo, cảnh báo và truyền tin; Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm ban hành bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai; Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm truyền, phát tin dự báo, cảnh báo thiên tai; (2) Dự báo, cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão, sóng lớn, nước dâng do áp thấp nhiệt đới, bão; (3) Dự báo, cảnh báo mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy; (4) Dự báo, cảnh báo nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn; (5) Báo tin động đất, cảnh báo sóng thần; (6) Dự báo, cảnh báo các loại thiên tai liên quan đến khí tượng, thủy văn, hải văn khác; (7) Truyền tin về thiên tai; (8) Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc dự báo, cảnh báo và truyền tin về thiên tai; (9) Tổ chức thực hiện.

Quyết định này áp dụng đối với các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân hoạt động dự báo, cảnh báo và truyền tin về thiên tai; các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến dự báo, cảnh báo và truyền tin về thiên tai.

Ban hành kèm theo Quyết định này 11 Phụ lục, gồm: (1) Sơ đồ khu vực theo dõi và dự báo áp thấp nhiệt đới, bão; (2) Danh sách các sông do trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, cảnh báo lũ; (3) Danh sách các sông do các đài khí tượng thủy văn khu vực và các đài khí tượng thủy văn tỉnh dự báo, cảnh báo lũ; (4) Bảng cấp gió và cấp sóng; (5) Danh sách cơ quan cung cấp và cơ quan được cung cấp tin dự báo, cảnh báo thiên tai; (6) Tín hiệu báo áp thấp nhiệt đới, bão; (7) Tín hiệu báo lũ; (8) Chế độ và địa điểm bắn pháo hiệu; (9) Cường độ chấn động trên mặt đất (theo thang MSK-64); (10) Mối quan hệ giữa độ lớn động đất (M), phân loại động đất, cường độ chấn động trên mặt đất (I), tác động và tần suất xuất hiện động đất; (11) Bản đồ các vùng nguồn phát sinh động đất có khả năng gây sóng thần nguy hiểm cho Việt Nam.

18. Quyết định số 04/2020/QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 28 tháng 02 năm 2020.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm Chỉnh sửa một số nội dung của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm thống nhất việc triển khai xây dựng và thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh bao gồm cả phương án ứng phó sự cố hóa chất độc, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác thẩm định và phê duyệt, chỉ đạo triển khai và diễn tập hàng năm của các tỉnh.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 02 điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc ban hành kèm theo Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể: (1) Xây dựng và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất độc; (2) Danh mục các loại hóa chất độc tại Phụ lục kèm theo Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg.

19. Quyết định số 05/2020/QĐ-TTg ngày 31 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước

a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 3 năm 2020.

Quyết định số 632/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

b) Sự cần thiết, mục đích ban hành: Quyết định được ban hành nhằm quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước phục vụ công tác phòng, chống, ứng phó với lũ, ngập lụt và phát triển kinh tế - xã hội.

c) Nội dung chủ yếu: Quyết định gồm 08 điều quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước, cụ thể: (1) Nguyên tắc phân cấp báo động lũ; (2) Quy định chi tiết mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại các trạm thủy văn trên các sông; (3) Trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương; (4) Điều khoản chuyển tiếp; (5) Trách nhiệm thi hành.

Quyết định này áp dụng đối với hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia; các cơ quan phòng chống thiên tai từ trung ương đến địa phương; các tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước.

Ban hành kèm theo Quyết định này 02 Phụ lục, gồm: (1) Mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước; (2) Mẫu báo cáo Kết quả thực hiện quy định cấp báo động lũ trên các sông thuộc phạm vi cả nước hàng năm./.

Tác giả bài viết: T.T

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,036
  • Hôm nay58,262
  • Tháng hiện tại58,262
  • Tổng lượt truy cập406,800,116
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây