Khám phá các món ăn của người Nùng ở Bình Phước

Thứ tư - 22/02/2017 17:00
(CTTĐTBP) - Các món ăn truyền thống của người Nùng được chế biến từ lúa, ngô và các loại thịt gia súc, gia cầm với cách chế biến khá đa dạng: xào, rán, nấu...

 

Theo “Địa chí Bình Phước”, người Nùng ăn ba bữa mỗi ngày, thức ăn chính là rau, canh, món mặn... ăn với cơm. Trong các dịp lễ, tết và hoạt động cộng đồng, các món ăn được chế biến công phu.

 
Khâu nhục
 
Món xôi bảy màu của người Nùng. Nguồn ảnh: Internet.
 
Là món ăn được chế biến từ thịt heo (chủ yếu là thịt ba chỉ). Thịt được làm sạch, cắt thành miếng lớn từ 1,5 kg trở lên, luộc chín, vớt ra, dùng tăm xăm thịt rồi ướp với nước gừng cho thấm. Sau đó, cắt thịt thành lát mỏng khoảng 0,5 cm, xếp vào cái tô, phần bì đặt xuống đáy tô cùng với nấm mèo thái nhỏ, lá mắc mật, tiêu, bột ngọt, muối. Rồi đem hấp khoảng 2 giờ cho thịt nhừ, bớt mỡ là dùng được. Đây là món ăn truyền thống, được đồng bào sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày, trong các dịp lễ, tết.
 
Thịt gừng
 
Món ăn này được chế biến từ xương sống, xương sườn và thủ heo, không được rửa qua nước, mang giã nhỏ, sau đó dùng nước gừng để rửa sạch, vắt bớt nước.
Hằng ngày, người Nùng uống nước sôi để nguội hoặc trà (chè). Rượu gạo được cất hoặc ủ bằng men lá, dùng trong các dịp lễ, tết, tiếp khách. Một số gia đình uống rượu men lá được gửi từ quê vào. Người Nùng còn có tục ăn trầu, nam giới hút thuốc lào, thuốc lá.
Các nguyên liệu này trộn chung với gừng, muối, một ít rượu, dùng tay bóp thật nhuyễn. Cho tất cả vào hũ, đậy kín miệng, khi nào cần thì lấy ra chế biến để dùng. Món thịt gừng được chế biến theo hai cách: hấp hoặc nấu.
 
Nếu hấp thì cho vào một ít nước, ít hạt tiêu, rau thơm...; chế biến bằng cách nấu thì cho lượng nước tương đương với lượng thức ăn, cho gia vị là bột ngọt, tiêu, rau cần tây sau đó nấu chín để dùng.
 
Xôi bảy màu
 
Đây là món ăn truyền thống của người Nùng được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nguyên liệu chế biến chủ yếu là gạo nếp và các loại lá cây tạo màu như cây cẩm đỏ (chẩm thủ), cẩm tím (chẩm lai), cẩm gạo (chẩm khâu), hoa của cây mật mông hoa (đọoc phẩn), ngoài ra còn có nghệ, cây bẳng lai cho màu vàng và lá gừng cho xôi có màu xanh lá cây. Các loại lá được giã nát, đun sôi với nước rồi đem ngâm riêng từng loại.
 
Khi chế biến, mỗi loại lá cây người Nùng sẽ cho ra một màu xôi khác nhau. Từ cây cẩm tím, người Nùng có thể tạo được các màu như: tím huế, tím than, xanh da trời... Nếu giã sống cành lá cẩm tím tươi với ít tro trắng (tro mịn màu trắng, đốt từ các loại củi trắc, không đắng, không độc hại) sẽ được màu xanh, trộn với nước lá cẩm tím và lá cẩm gạo sẽ cho màu xanh nước biển.
 
Một số nguyên liệu tạo màu được người Nùng đem vào Bình Phước trồng, nếu không trồng được thì sử dụng nguyên liệu phơi khô từ quê gửi vào. Trước khi nấu, gạo nếp được ngâm trong 12 giờ, sau đó cho màu vào và tiếp tục ngâm thêm 3 giờ nữa để màu ngấm vào hạt gạo, mỗi màu đều được ngâm riêng. Sau khi ngâm trong 15 giờ, gạo được vớt ra, đồ bằng chõ xôi, mỗi màu được để riêng một góc và hấp trong khoảng 2 giờ.
 
Các món ăn truyền thống có nguyên liệu khá phổ biến, dễ tìm, do đó, khi đến Bình Phước, nhiều gia đình người Nùng vẫn tiếp tục duy trì. Tại nhiều nơi như: xã Đăng Hà, Thống Nhất, Đắk Nhau, huyện Bù Đăng; xã Thanh Hòa, Tân Tiến, Thiện Hưng, huyện Bù Đốp..., người Nùng vẫn chế biến các món ăn truyền thống để sử dụng hằng ngày cũng như trong các dịp lễ, tết. Bên cạnh những món ăn truyền thống, người Nùng còn sử dụng các món ăn của người Kinh trong bữa ăn hằng ngày và trong các lễ hội./.
 
Thanh Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,120
  • Hôm nay681,779
  • Tháng hiện tại9,366,064
  • Tổng lượt truy cập454,761,186
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây