Tìm hiểu về Tổ hợp tác

Thứ năm - 12/10/2017 11:05 5315
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 về tổ chức và hoạt động của các tổ hợp tác

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 về tổ chức và hoạt động của các tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Tổ hợp tác được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và cùng có lợi; biểu quyết theo đa số; tự chủ tài chính, tự trang trải các chi phí hoạt động và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của tổ và các tổ viên.
Tổ hợp tác có quyền chọn tên và biểu tượng của mình phù hợp với quy định của pháp luật và không trùng lắp với tên, biểu tượng của tổ hợp tác khác trong phạm vi xã, phường, thị trấn.

Viêc thành lập tổ hợp tác dựa theo nguyên tắc sau:
1. Việc thành lập tổ hợp tác do các cá nhân có nhu cầu đứng ra tổ chức.
2. Khi thành lập, tổ hợp tác thảo luận và thống nhất các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mục đích và kế hoạch hoạt động của tổ hợp tác;
b) Nội dung hợp đồng hợp tác;
c) Tên, biểu tượng (nếu có) của tổ hợp tác;
d) Danh sách tổ viên;
đ) Bầu tổ trưởng, bầu ban điều hành (nếu thấy cần thiết);
e) Các vấn đề liên quan khác.
 
Hợp đồng hợp tác
1. Hợp đồng hợp tác là thỏa thuận bằng văn bản giữa các tổ viên, có tên gọi là hợp đồng hợp tác hoặc tên gọi khác nhưng nội dung phải phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng hợp tác
a) Mục đích, thời hạn hợp đồng hợp tác;
b) Họ, tên, nơi cư­  trú, chữ  ký của tổ trưởng và các tổ viên;
c) Tài sản đóng góp (nếu có); ph­ương thức phân chia hoa lợi, lợi tức giữa các tổ viên;
d) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ viên, của tổ trưởng, ban điều hành (nếu có);
đ) Điều kiện kết nạp tổ viên mới và tổ viên ra khỏi tổ hợp tác;
e) Điều kiện chấm dứt tổ hợp tác;
g) Các thoả thuận khác.
3. Nội dung hợp đồng hợp tác có thể được sửa đổi, bổ sung khi được sự đồng ý của đa số tổ viên.
 
Chứng thực Hợp đồng hợp tác 
1. Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực hoặc chứng thực lại (ký xác nhận, đóng dấu) vào hợp đồng hợp tác hoặc hợp đồng hợp tác sửa đổi, bổ sung và ghi vào sổ theo dõi trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hợp đồng hợp tác của tổ có nội dung phù hợp với quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không chứng thực hợp đồng hợp tác thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
2. Trường hợp tổ hợp tác tổ chức và hoạt động với quy mô liên xã thì tổ có quyền lựa chọn nơi chứng thực hợp đồng hợp tác thuận lợi cho tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3,003
  • Hôm nay589,052
  • Tháng hiện tại6,307,824
  • Tổng lượt truy cập368,313,627
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây