Hưởng ứng ngày HTX quốc tế năm 2015: Những mô hình HTX đầu tiên trên thế giới

Thứ năm - 12/10/2017 11:06
HTX là một mô hình kinh tế đã hình thành từ lâu đời, được khẳng định và phổ biến ở hầu hết các nước. Theo Liên đoàn HTX Quốc tế (ICA), trên thế giới có khoảng 2,4 triệu HTX tại gần 180 quốc gia và cùng lãnh thổ, thu hút hơn 250 triệu lao động và tạo ra doanh số tương đương 2.200 tỷ USD.
Hưởng ứng ngày HTX quốc tế năm 2015: Những mô hình HTX đầu tiên trên thế giới

 Tại Việt Nam, hiện có 20.000 HTX với hơn 10 triệu thành viên, nông dân và người lao động ở mọi lĩnh vực ngành nghề kinh tế khác nhau từ nông nghiệp, thương mại, tín dụng, vận tải, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ khác.

Có thể nói, từ khi xuất kiện kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường là bắt đầu có nhu cầu, có ý tưởng về mô hình kinh tế HTX. Nhất là ở rất nhiều nước phát triển, sớm có kinh tế thị trường, kinh tế hàng hóa thì cũng sớm có mô hình kinh tế hợp tác.
Từ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, cuộc cách mạng công nghiệp, sự hình thành Chủ nghĩa tư bản ở nhiều nước Tây Âu đã dẫn đến sự phát triển của kinh tế thị trường. Và ngay từ đó ý tưởng, mô hình kinh tế HTX cũng đã phôi thai, hình thành và phát triển, trở thành là một bộ phận không thiếu được của kinh tế thị trường.

HTX lần đầu xuất hiện trên thế giới

Ý tưởng HTX có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng chính thức ghi nhận thì HTX đầu tiên trên thế giới được thành lập năm 1844 ở nước Anh. HTX do 28 người thợ dệt vùng Rochdale, tự nguyện thành lập theo tinh thần tự tìm cách cứu mình để tồn tại. Những người thợ dệt tự do đã sớm nhận thấy chỉ có liên kết, hợp tác với nhau họ mới có thể khắc phục những điểm yếu về quy mô, về vốn, về khả năng kinh doanh… để cạnh tranh được với các công ty lớn, các nhà máy công xưởng quy mô của các ông chủ công nghiệp, của nhà tư bản lớn.
Cùng thời gian này, những ý tưởng về kinh tế HTX cũng hình thành ở nhiều nước khác như Đức, Pháp, Đan Mạch… Tại Đức, năm 1846, Friedrich Wilhelm Raiffeisen, đã có sáng kiến lập "Hội bánh mỳ" ở vùng Weyerbusch, phía Tây nước Đức. Đây được coi là mô hình HTX đầu tiên tại Đức, là tiền thân của các HTX nông nghiệp, nông thôn Raiffeisen sau này. Khi đó, Friedrich Wilhelm Raiffeisen đã nhận thấy rằng người nông dân, mỗi nhà tự phải mua ít bột, ít củi, đốt một lò riêng để làm bánh, nướng bánh hàng ngày. Họ đã khổ lại càng nghèo hơn khi chi phí tốn kém, không hiệu quả.
Mô hình HTX với tên gọi "Hội bánh mỳ" của Raiffeisen đã tập hợp liên kết, hợp tác giữa các thành viên mua chung để giảm chi phí tiền bạc và cả thời gian đã đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho người nông dân. Ý tưởng kinh tế tuyệt vời đã nhanh chóng được áp dụng ở các lĩnh vực khác như mua phân bón, giống, công cụ lao động…

Từ đó, HTX chính thức phổ biến ở Đức và các vùng Thụy Sĩ và Áo với cùng tên gọi là HTX Raiffeisen để tôn vinh một trong những thủy tổ đầu tiên của mô hình kinh tế này.
Ý tưởng về HTX cũng gần như đồng thời xuất hiện và lan tỏa ở khu vực đô thị với các ngành nghề tiểu thủ công, dịch vụ. Năm 1849, Schulze- Delitzsch đã khởi xưởng thành lập HTX đầu tiên của những người thợ mộc, rồi người thợ giày tại nước Đức, giúp những hộ gia đình, người thợ thủ công tự do liên kết, cạnh tranh, tránh được nguy cơ phá sản, mất việc. Chỉ một năm sau, năm 1850, Schulze- Delitzsch lại đứng ra thành lập mô hình HTX tín dụng, với tên gọi là "Hội tạm ứng", là tiền thân của các ngân hàng HTX Raiffeisen và Ngân hàng HTX nhân dân phát triển rất mạnh ở Đức sau này và đến tận ngày nay.
Có thể nói, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên ở Việt Nam đã tổng hợp, đúc kết các kiến thức, kinh nghiệm về mô hình kinh tế hợp tác thành những lý luận cơ bản về HTX.

Lý luận đầu tiên về HTX ở Việt Nam

Trong tác phẩm "Đường Kách Mệnh" công bố năm 1927, tác giả Nguyễn Ái Quốc đã dành 1 chương để trình bày những vấn đề lý luận HTX một cách rõ ràng và sâu sắc. Đây là kết quả mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nghiên cứu kinh nghiệm mô hình HTX của các nước đang phát triển và có nhiều HTX như ở Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch và Nga... trong suốt nhiều năm bôn ba nước ngoài.
Những khái niệm về HTX với tư cách là một mô hình kinh tế được Nguyễn Ái Quốc giải thích đơn giản, dễ hiểu nhưng rất sâu sắc và thuyết phục. Đơn cử như cách tác giả nói về lợi ích nhờ HTX: "Nếu chúng ta đứng riêng ra, thì sức nhỏ, mà làm không nên việc. Thí dụ mỗi người mang một cái cột, một tấm tranh ở riêng mỗi người một nơi, thì lều chẳng ra lều, nhà chẳng ra nhà. Nhóm những cột ấy, tranh ấy, sức ấy, làm ra một cái nhà rộng rãi bề thế rồi anh em ở chung với nhau. Ấy là HTX. Lại thí dụ 10 người muốn ăn cơm, mỗi người riêng một nồi, nấu riêng một bếp, nấu rồi ăn riêng; ăn rồi ai nấy dọn dẹp riêng của người nấy, thế thì mất bao nhiêu củi, nước, công phu, thì giờ. HTX là "góp gạo thổi cơm chung" cho khỏi hao của, tốn công, lại có nhiều phần vui vẻ".
Tác phẩm "Đường Kách Mệnh" đã đúc rút những lý luận và kinh nghiệm HTX của thế giới một cách hệ thống. Quan niệm của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lúc đó về HTX rất đúng với nhận thức chung của quốc tế, các nước hiện nay, của các tổ chức quốc tế về HTX về cách hiểu, về giá trị và nguyên tắc và cách thức tổ chức HTX với tư cách là một bộ phận trong nền kinh tế hàng hóa, chịu sự cạnh tranh nói chung.
HTX là mô hình kinh tế, nhưng không thay thế kinh tế hộ, thay thế sự độc lập của mỗi người nông dân hay người dân, người lao động nói chung. Điều này đúng như tác giả Nguyễn Ái Quốc đã viết: "Hạt nhân, trung tâm của HTX là xã viên; xã viên hợp tác với nhau để có lợi ích thiết thực và vẫn duy trì tính độc lập của mình; xã viên là chủ đích thực của HTX, là mục tiêu mà HTX phải phục vụ; HTX là phương tiện để phục vụ xã viên, phải bảo đảm đem lại lợi ích cho xã viên - thực là "HTX là nhà, xã viên là chủ".
Có thể nói thêm, mặc dù là tư tưởng, là lý luận đầu tiên ở Việt Nam về HTX, nhưng lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện tài tình với ngôn ngữ chân phương, rất ngắn gọn và dễ hiểu. Tác giả đã thuyết phục về mô hình HTX bằng những so sánh, ví dụ thực tế của Việt Nam, rất Việt Nam như: "Ngoài Bắc là xứ trồng chè, trong Nam là hay uống chè. Nhưng dân Bắc không đem vào Nam bán, dân Nam không ra tới Bắc mua"… "Mấy nhà có chè đem bán cho công ty A rồi công ty này lại bán tiếp cho các công ty B, C, D… Đến tay người uống giá đã tăng 6 lần, 8 lần…".
Và tác giả kết luận: "Thế là người làm ra chè thua thiệt, người uống chè cũng thua thiệt. Nếu có HTX thì tránh khỏi những điều ấy. HTX là nhóm đơn lẻ thành số đông, từ đó tạo thành sức mạnh mà nhu cầu và lợi ích chung, trước hết là lợi ích kinh tế là sợi dây gắn kết xã viên".

Phạm Quang Vinh, Chuyên gia, Giám đốc dự án DGRV Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 2.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập987
  • Hôm nay129,730
  • Tháng hiện tại11,020,571
  • Tổng lượt truy cập470,913,258
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây