XUẤT KHẨU NÔNG SẢN NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HTX TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thứ tư - 04/11/2020 08:23
Việt Nam đã tham gia 16 hiệp định thương mại tự do, với việc ký kết và thực thi các FTA, Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi nhiều hơn về thuế quan, phi thuế quan; đồng thời có điều kiện cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, tránh phụ thuộc vào một vài thị trường. Theo Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công thương Dương Quốc Thái, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực thực thi từ 14.1.2019 và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) ó hiệu lực từ 1/8/2020 sẽ giúp mở rộng tiếp cận những thị trường xuất khẩu lớn.
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
CPTPP là một thị trường gồm 11 nước thành viên lớn với hơn 40 triệu dân, GDP chiếm trên 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000 tỷ đồng. Các thị trường vẫn còn tiềm năng rất lớn nhập khẩu là Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico… Nông lâm sản khi xuất khẩu vào các nước trong khối CPTPP với thuế suất phổ biến từ 5 - 10% hiện nay sẽ được hạ xuống 0%, trước mắt là khi xuất khẩu sang Canada và Nhật Bản. Một số sản phẩm thuỷ sản như cá tra, cá ba sa, hoặc gạo sẽ được hưởng thuế xuất bằng 0% khi xuất khẩu sang Mexico, Canada.
EVFTA cũng tạo điều kiện cho nông sản Việt Nam tiếp cận với thị trường 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu với hơn 500 triệu dân. Ngay khi EVFTA có hiệu lực, nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam sẽ được giảm thuế về 0-4% như hạt tiêu (hiện nay là 0-11%); gạo tấm, các sản phẩm từ hạt cũng được giảm về 0%. Đối với mặt hàng rau củ quả, rau củ quả chế biến, nước quả, EU cam kết cơ bản sẽ xóa bỏ thuế quan ngay sau khi EVFTA có hiệu lực...
Theo các chuyên gia, tham gia vào FTA giúp ngành nông nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu với các mặt hàng chiến lược và có lợi thế nhờ các cam kết cắt giảm thuế quan, đồng thời đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa nhờ cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam hay tuân thủ các quy định tiêu chuẩn an toànhàng rào kỹ thuật trong thương mại. Bên cạnh đó, các FTA cũng mở ra cơ hội đa dạng hóa nhiều thị trường đầu tư tiềm năng ở nước ngoài cho cộng đồng doanh nghiệp Việt và thu hút đầu tư từ nước ngoài ở chiều ngược lại. Mặt khác, dưới áp lực cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ tiếp cận tốt hơn với công nghệ, cải thiện tối đa năng lực quản lý và khả năng tự đổi mới của mình.
Ảnh minh hoạ
Tuy nhiên, tham gia vào FTA đặc biệt là 2 hiệp định CPTPP và EVFTA cũng sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ cho nông nghiệp Việt Nam. Khi các Hiệp định đi vào thực thi với các cam kết sâu rộng và tính ràng buộc cao, được dự báo sẽ tác động mạnh mẽ đến kinh tế Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.
 Bình Phước là tỉnh nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất hàng hoá và xuất khẩu, Đối với các HTX tại Bình Phước cũng chịu tác động nhiều của các FTA, cụ thể:
- Các HTX nội tại còn yếu, chưa đủ khả năng tham gia thị trường xuất khẩu ra nước ngoài, các loại hàng hoá chủ yếu thông qua các doanh nghiệp để xuất khẩu, ví dụ như ngành điều thì thông qua các công ty như Công ty TNHH Target Agriculture Việt Nam, Công ty TNHH MTV sinh thái Việt Mỹ và Công ty cổ phần XNK điều Việt Hà... Ngành Tiêu thì chủ yếu thông qua Công ty xuất khẩu nước ngoài như NedSpice và các doanh nghiệp vừa và nhỏ...
- Do gia nhập các hiệp định thương mại nên Việt Nam cũng trở thành thị trường tiêu thụ được nhắm đến của các công ty nước ngoài như Thái Lan, Canada... điều này gia tăng cạnh tranh với hàng nhập khẩu do hàng rào thuế dần được cắt giảm trong khi Việt Nam khó sử dụng hàng rào phi thuế như một biện pháp bảo hộ do năng lực về pháp lý, bằng chứng khoa học hạn chế.
- Việc quản lý và thực thi các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm trong các thành viên HTX cũng chưa nhiều, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng nội địa và thế giới. Điều này dẫn tới nguy cơ đánh mất thị trường nội địa khi mà các nông sản từ Canada hay Nhật Bản đều có chất lượng và độ tin cậy cao với giá cả cạnh tranh. Tuy một số HTX điều và Tiêu cũng đã và đang xây dựng được các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm như tiêu chuẩn FLO và Orgranic, GlobalGAP... nhưng chưa phổ biến. Ngoài ra, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Thái Lan hiện đang có cả hai lợi thế này so với Việt Nam và hiện đang thâm nhập mạnh vào thị trường nội địa. Áp lực cạnh tranh sẽ làm một số ngành có thể bị thu hẹp sản xuất như chăn nuôi và mía đường.
- Nguy cơ nông sản bị trả lại, mất quyền xuất khẩu hoặc gia tăng tần suất kiểm tra do chưa đáp ứng các quy định SPS/TBT tại các thị trường khó tính như Nhật và các nước EU khi sản xuất trong nước chưa được quản lý chặt chẽ vấn đề VSATTP, đặc biệt là việc lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu trong chăn nuôi, trồng trọt và thiếu sự kiểm soát chặt chẽ theo chuỗi cung ứng.
- Các sản phẩn của các HTX hiện khó đáp ứng quy tắc nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo quyền lợi được hưởng ưu đãi thuế quan đối với một số ngành do sử dụng nhiều nguyên liệu nhập khẩu (điều, gỗ…) hoặc trong nước do chưa xây dựng được các chuỗi giá trị ngành hàng bền vững, chưa có thói quen về lưu trữ bằng chứng minh về nguồn gốc xuất xứ trong toàn chuỗi… Bình Phước đã xây dựng được chỉ dẫn địa lý cho hạt điều song các hợp tác xã chưa tiếp cận và sử dụng được để xây dựng thương hiệu và uy tín trên trường Quốc tế.
Khi hàng rào thuế quan được xóa bỏ thì hàng rào kỹ thuật sẽ nghiêm ngặt và khắt khe hơn. Các hiệp định CPTPP, EVFTA cũng đặt ra không ít thách thức đối với sản xuất tiêu thụ, phân phối nông sản.
* Cơ hội mở cửa vào các thị trường lớn cho hàng nông sản với các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA… là rất lớn. Nhưng để tận dụng được cơ hội này các HTX cần tập trung vào các giải pháp như:
Ảnh minh hoạ
- Tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa nông, lâm, thủy sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế thông qua phát triển sản phẩm theo chuỗi, tập trung vào chế biến sâu cũng như tăng cường nhân lực, nâng cao năng suất lao động và phát triển lực lượng lao động tiên tiến phục vụ cho ngành.
- Chủ động tìm hiểu thông tin về CPTPP và EVFTA để nắm vững cam kết của Việt Nam và các thị trường đối tác quan tâm, đặc biệt là thông tin về các ưu đãi thuế quan, yêu cầu về chất lượng và quy tắc xuất xứ hàng hóa
- Thực hiện sản xuất kinh doanh theo chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Trong đó, một trong những yếu tố quan trọng là nguồn nhân lực để ứng phó với các hàng rào kỹ thuật.
- Cần tổ chức lại sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, có quy mô và tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu cụ thể của thị trường xuất khẩu.
 - Tập trung đào tạo nguồn nhân lực, trong đó, có nguồn nhân lực đảm bảo chủ động tham gia quá trình kiện tụng, xử lý tranh chấp và đảm bảo tính minh bạch, bênh vực quyền lợi chính đáng cho HTX.
 

Nguồn tin: T. Đại

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,460
  • Hôm nay171,240
  • Tháng hiện tại6,884,104
  • Tổng lượt truy cập490,747,542
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây