Hải quan chủ động, nỗ lực đi đầu trong chuyển đổi số tại Việt Nam

Thứ ba - 28/09/2021 20:14
Tổng cục Hải quan vừa ban hành Kiến trúc tổng thể (về công nghệ thông tin) hướng tới Hải quan số. Tạp chí Hải quan phỏng vấn Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan) Lê Đức Thành về vấn đề quan trọng này.

Ý nghĩa và mục tiêu được Tổng cục Hải quan đặt ra thông qua việc phê duyệt và triển khai kiến trúc tổng thể về công nghệ thông tin hướng tới Hải quan số là gì, thưa ông?

Ngày 30/12/2019, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký Quyết định số 2323/QĐ-BTTTT về việc Ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0. Ngày 31/12/2020, Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 2366/QĐ-BTC ban hành Kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính. Do đó, việc xây dựng và triển khai Kiến trúc tổng thể hướng tới Hải quan số có một vai trò và ý nghĩa rất quan trọng.
 

Thứ nhất, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đặt ra những thách thức đối với một số ngành, lĩnh vực cụ thể như: yêu cầu về đổi mới công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin; đẩy mạnh khoa học phân tích và quản lý và xử lý dữ liệu lớn tạo ra tri thức mới, hỗ trợ việc đưa ra quyết định và tạo lợi thế cạnh tranh...

Thứ hai, xây dựng Kiến trúc tổng thể hướng tới Hải quan số nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan Hải quan và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; hướng tới Hải quan số dựa trên dữ liệu lớn và dữ liệu mở với mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm…

Thứ ba, Kiến trúc này cho phép Tổng cục Hải quan dùng lại các nền tảng của Bộ Tài chính khi sẵn sàng.

Thứ tư, Kiến trúc tổng thể hướng tới Hải quan số là cơ sở để xây dựng hệ thống CNTT của cơ quan Hải quan trên cơ sở ứng dụng những thành tựu mới nhất về công nghệ, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, hướng tới Hải quan số và đáp ứng yêu cầu quản lý doanh nghiệp, hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh…

Mục tiêu quan trọng của Kiến trúc tổng thể hướng tới Hải quan số nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan Hải quan và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; hướng tới Hải quan số dựa trên dữ liệu lớn và dữ liệu mở với mục tiêu lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; tạo nền tảng cho cơ quan Hải quan tiếp cận, nắm vai trò chủ động, kiến tạo và đi đầu trong việc chuyển đổi sang Hải quan số hiện đại tại Việt Nam.

Định hướng phát triển Kiến trúc tổng thể hướng tới Hải quan số là gì, thưa ông?

Kiến trúc tổng thể hướng tới Hải quan số bao gồm: Xây dựng, hoàn thiện nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển Chính phủ điện tử; Xây dựng Kiến trúc tổng thể hướng tới Hải quan số bảo đảm gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng, bảo vệ thông tin cá nhân, tổ chức; Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế phục vụ phát triển Chính phủ điện tử; Xây dựng nguồn nhân lực cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Trong đó, xây dựng nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu để triển khai các dịch vụ, ứng dụng công nghệ thông tin phát triển Chính phủ điện tử theo mô hình quản lý tập trung, hội tụ tài nguyên, sử dụng giải pháp công nghệ ảo hóa, điện toán đám mây, dữ liệu lớn. Tập trung triển khai chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ; xây dựng, phát triển, hoàn thiện ứng dụng, dịch vụ phục vụ công tác quản lý nhà nước về hải quan; kế thừa các ứng dụng, dịch vụ tương thích với Kiến trúc tổng thể hướng tới Hải quan số, Kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số; các ứng dụng dịch vụ không phù hợp, không tương thích thì thực hiện chỉnh sửa, nâng cấp…

Về bảo đảm gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng, bảo vệ thông tin cá nhân, tổ chức, Tổng cục Hải quan sẽ xây dựng kế hoạch và triển khai bảo đảm an toàn, an ninh thông tin tại các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan. Đồng thời, bảo đảm an toàn cho các hệ thống thông tin của Tổng cục Hải quan theo cấp độ theo các quy định hiện hành… Cùng với đó, Tổng cục Hải quan chủ động thực hiện kết hợp, phối hợp với Cục Tin học và Thống kê tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng tại Tổng cục Hải quan.

Đối với tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế phục vụ phát triển Chính phủ điện tử, ngành Hải quan sẽ nghiên cứu, triển khai ứng dụng các giải pháp, sản phẩm công nghệ thông tin mới, hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data)...

Liên quan đến xây dựng nguồn nhân lực cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, Tổng cục Hải quan sẽ nâng cao chất lượng các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin, đảm bảo đủ số lượng, đảm bảo chất lượng để triển khai tốt các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan và các đơn vị trực thuộc.

Cùng với đó là tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ cho đối tượng sử dụng hệ thống công nghệ thông tin; tập huấn, đào tạo chuyên sâu về ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin.

Lộ trình triển khai Kiến trúc tổng thể (về công nghệ thông tin) hướng tới Hải quan số như thế nào, thưa ông?

Lộ trình triển khai sẽ gồm 2 giai đoạn.

Giai đoạn 2021 – 2025, mục tiêu đặt ra là hoàn thành xây dựng hệ thống công nghệ thông tin của cơ quan Hải quan trên cơ sở ứng dụng những thành tựu mới về công nghệ, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, thực hiện Hải quan số và đáp ứng yêu cầu:

Thứ nhất, quản lý doanh nghiệp, hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh toàn diện từ khâu đầu đến khâu cuối; có khả năng tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với các bộ, ngành, doanh nghiệp thông qua Cơ chế một cửa quốc gia và sẵn sàng trao đổi dữ liệu hải quan với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Thứ hai, hoàn thiện môi trường làm việc điện tử trong cơ quan Hải quan; xây dựng nền tảng Hải quan số dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở; kết nối với các bên thông qua việc mở, chia sẻ dữ liệu và các nền tảng số hóa để cho phép nhiều bên tạo các dịch vụ Hải quan số.

Giai đoạn 2026 - 2030, mục tiêu là hoàn thành xây dựng Hải quan số dựa trên dữ liệu lớn và dữ liệu mở với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, phấn đấu trở thành cơ quan Hải quan số hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á.

Xin cảm ơn ông!
Nguồn: Tổng cục Hải quan

Tác giả: Tổng cục hải quan

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,240
  • Hôm nay338,189
  • Tháng hiện tại7,051,053
  • Tổng lượt truy cập490,914,491
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây