Thẩm quyền xử phạt của Hải quan trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ

Thứ năm - 04/07/2019 09:59
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 51/2019/NĐ-CP ngày 13/6/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong hoạt động khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ. Trong đó có quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt của Hải quan và phân định rõ ràng hơn các hành vi VPHC thuộc thẩm quyền xử phạt của Hải quan trong lĩnh vực này

Nghị định 51/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2019 và thay thế Nghị định số 64/2013/NĐ-CP ngày 26/7/2013 và Nghị định số 93/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ trước đó.

Nghị định 51/2019/NĐ-CP vẫn giữ nguyên thẩm quyền xử phạt VPHC của Chủ tịch UBND, Thanh tra chuyên ngành… như Nghị định 64/2013/NĐ-CP đã quy định. Tuy nhiên, Nghị định 51/2019/NĐ-CP đã quy định cụ thể, chi tiết hơn thẩm quyền xử phạt VPHC của lực lượng: Công an nhân dân, Hải quan, Quản lý thị trường, Thuế.

Đối với cơ quan hải quan, theo quy định của Nghị định 51/2019/NĐ-CP, Tổng cục trưởng TCHQ có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 50 triệu đồng;

- Tịch thu tang vật, phương tiện VPHC;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, trang thiết bị, phương tiện.

Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc TCHQ, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 50 triệu đồng;

- Tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị đến 50 triệu đồng;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, trang thiết bị, phương tiện.

Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu TCHQ có quyền:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt tiền đến 25 triệu đồng;

- Tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị đến 25 triệu đồng;

- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, trang thiết bị, phương tiện.

Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 5 triệu đồng.

Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 500 nghìn đồng.

Bên cạnh đó, Nghị định 51/2019/NĐ-CP cũng phân định rõ ràng hơn các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt VPHC của từng lực lượng xử phạt so với Nghị định 64/2013/NĐ-CP và Nghị định số 93/2014/NĐ-CP trước đó.

Những hành vi vi phạm trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ thuộc thẩm quyền xử phạt của Hải quan được quy định cụ thể tại Điều 25 và Điều 26 của Nghị định. Đó là các hành vi vi phạm trong đăng ký chuyển giao công nghệ và các hành vi vi phạm trong chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao, bao gồm các hành vi sau:

- Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;

- Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;

- Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

- Hành vi chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao nhưng không có Giấy phép chuyển giao công nghệ.

- Hành vi chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao.

Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Đối với hành vi VPHC trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.

Đối với quyết định xử phạt VPHC trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt VPHC còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 64/2013/NĐ-CP ngày 26/7/2013 và Nghị định số 93/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ để giải quyết.

Nguồn tin: TCHQ

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,457
  • Hôm nay188,818
  • Tháng hiện tại8,486,666
  • Tổng lượt truy cập492,350,104
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây