Điểm văn bản đăng trên Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan từ 02/11-06/11/2020

Thứ sáu - 13/11/2020 11:21
Từ ngày 02/11đến 06/11/2020, Cổng Thông tin điện tử Hải quan đã cập nhật một số văn bản mới về thủ tục khai bổ sung hồ sơ hải quan, nhập khẩu hàng hóa có nguồn gốc thực vật, công tác phân loại hàng hóa …

Khai bổ sung, sửa thuế suất theo Nghị định Biểu thuế EVFTA

Ngày 04/11/2020, Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn số 7084/TCHQ-GSQL hướng dẫn doanh nghiệp về đề nghị được khai bổ sung và sửa lại thuế suất ưu đãi EVFTA cho mặt hàng phụ gia thực phẩm.

Theo đó, về điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định EVFTA, Tổng cục Hải quan hướng dẫn mặt hàng nhập khẩu của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 111/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ thì được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định EVFTA quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định.

Về thủ tục khai bổ sung hồ sơ hải quan hàng hóa nhập khẩu, doanh nghiệp căn cứ quy định tại Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi bổ sung tại khoản 9 điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.

Trường hợp khi hàng hóa đã được thông quan, trừ các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan không được khai bổ sung quy định và trừ nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, thực vật, an toàn thực phẩm, người khai hải quan xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai sửa đổi, bổ sung thông tin tờ khai hải quan, nộp các chứng từ liên quan đến khai sửa đổi thông tin tờ khai hải quan và bị xử phạt vi phạm hành chính (nếu có) theo quy định.

Bên cạnh đó, một số nội dung liên quan như việc xử lý tiền thuế được hoàn căn cứ và xử phạt vi phạm hành chính cũng được cơ quan Hải quan hướng dẫn cụ thể tại công văn.

Nhập khẩu hàng hóa có nguồn gốc thực vật

Ngày 28/10/2020, Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn số 6945/TCHQ-GSQL gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố về nội dung liên quan đến việc làm thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa có nguồn gốc thực vật.

Theo đó, để tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa có nguồn gốc thực vật được định danh cụ thể tại Danh mục dược liệu ban hành kèm theo Thông tư số 48/2018/TT-BYT ngày 28/12/2018, Tổng cục Hải quan đã có công văn đề nghị Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cung cấp cho Tổng cục Hải quan Danh mục hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhưng chủ yếu dùng làm thực phẩm để áp dụng chính sách nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngàỵ 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

Trong thời gian chờ ý kiến phản hồi từ Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp & Phát triến nông thôn, để tránh ách tắc hàng hóa tại cửa khẩu, đối với các loại hàng hóa có nguồn gốc thực vật thuộc Danh mục dược liệu ban hành kèm theo Thông tư số 48/2018/TT-BYT mà chủ yếu dùng làm thực phẩm (như đậu xanh, đậu đen, đậu nành/ đậu tương, táo tàu, táo mèo, gừng, tỏi, sả), Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị giải quyết thủ tục thông quan cho doanh nghiệp trên cơ sở nội dung khai của doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP dẫn trên.

Công tác phân loại hàng hóa

Ngày 27/10/2020, Tổng cục Hải quan ban hành công văn số 6922/TCHQ-TXNK gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố hướng dẫn phân loại mặt hàng pin dioxit mangan.

Theo đó, căn cứ  quy định và tham khảo chú giải chi tiết Danh mục HS, việc phân loại mặt hàng pin sơ cấp, loại pin dioxit mangan tại nhóm 85.06, phân nhóm 8506.10 “-Bằng dioxit mangan” được xác định dựa trên thành phần cấu tạo của ca-tốt (ngoại trừ riêng với loại pin có ca-tốt bằng dioxit mangan và a- nốt bằng liti). Đối với pin sơ cấp, ca-tốt là điện cực dương và a-nốt là điện cực âm của pin.

Ngày 4/11/2020, Tổng cục Hải quan ban hành công văn số 7092/TCHQ-TXNK hướng dẫn doanh nghiệp một số nội dung liên quan đến nhập khẩu một số sản phẩm thực phẩm chức năng, bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung dưới dạng lỏng, siro.

Đối với đề nghị tư vấn mã HS cho hàng hóa dự kiến nhập khẩu, đề nghị doanh nghiệp làm thủ tục xác định trước mã số theo quy định. Với trường hợp xác định mã số hàng hóa do công ty nhập khẩu có sự sai khác giữa Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam với Danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm Thông tư số 05/2018/TT-BYT của Bộ Y tế thì Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) sẽ phối hợp với Bộ Y tế để sửa đổi, bổ sung thống nhất.

Ngoài ra, Cổng TTĐT Hải quan cũng đã cập nhật một số văn bản khác như: Công văn số 6943TCHQ-TXNK ngày 28/10/2020 của Tổng cục Hải quan v/v Xử lý thuế nguyên liệu chênh lệch tồn kho; Công văn số 7088/TCHQ-TXNK ngày 04/11/2020 của Tổng cục Hải quan v/v Miễn thuế nguyên liệu, vật tư để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc chế tạo linh kiện của máy móc, thiết bị; Công văn số 7056/TCHQ-TXNK ngày 03/11/2020 của Tổng cục Hải quan Thuế GTGT đối với trang thiết bị y tế; Công văn số 7129/TCHQ-TXNK ngày 06/11/2020 của Tổng cục Hải quan v/v Xử lý thuế đối với hàng viện trợ khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai; Công văn số 7131/TCHQ-GSQL ngày 06/11/2020 của Tổng cục Hải quan v/v Thực hiện Nghị định số 102/2020/NĐ-CP…

Tác giả: Tổng cục Hải quan

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,027
  • Hôm nay128,790
  • Tháng hiện tại6,557,697
  • Tổng lượt truy cập451,952,819
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây