Công khai mức độ tuân thủ: Doanh nghiệp chủ động nắm bắt được mức độ tuân thủ của mình

Thứ tư - 28/07/2021 19:21
​Nhằm đáp ứng yêu cầu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia tại Nghị quyết 19-2017/NQ-CP của Chính phủ, cơ quan hải quan đã công khai tiêu chí phân loại mức độ tuân thủ, mức độ rủi ro người khai hải quan và kết quả phân loại mức độ tuân thủ của người khai hải quan (trước đây thuộc chế độ mật) để doanh nghiệp nắm và thực hiện, tránh được sai sót, vi phạm trong quá trình làm thủ tục hải quan, đồng thời được hưởng lợi tương ứng với mức độ tuân thủ pháp luật của mình.
 
 Việc công khai mức độ tuân thủ của doanh nghiệp hoàn toàn phù hợp với khung quản lý tuân thủ của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) về phân loại mức độ tuân thủ trong quản lý hải quan; đồng thời, đảm bảo tính thống nhất, phù hợp và đồng bộ với các hoạt động nghiệp vụ hải quan của cơ quan Hải quan.
 
Theo quy định tại Thông tư 81/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019 của Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, người khai hải quan được phân loại thành 5 mức; mỗi người khai hải quan được đánh giá phân loại theo một mức độ tuân thủ duy nhất.
 
Việc phân loại như trên nhằm phân loại đánh giá tuân thủ được chính xác hơn; đồng thời qua đó hình thành cơ chế quản lý chặt chẽ và có hiệu quả đối với nhóm người khai hải quan này.
 
Đồng thời, thông qua việc hỗ trợ nâng cao năng lực tuân thủ của người khai hải quan; giảm tỷ lệ kiểm tra trong thông quan và kiểm tra sau thông quan…, cơ quan Hải quan có thể cải tiến các bước trong quy trình thủ tục hải quan, thủ tục nộp thuế để tạo thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu của nhóm người khai hải quan này.
 
Việc công khai các mức độ tuân thủ cũng giúp khuyến khích, thúc đẩy ý thức tuân thủ của người khai hải quan thông qua áp dụng các chính sách ưu tiên đối với nhóm người khai hải quan này; qua đó nâng cao tính cạnh tranh bình đẳng của người khai hải quan trong hoạt động xuất nhập khẩu.
 
Theo Điều 10 Thông tư 81/2019/TT-BTC quy định các mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan như sau:
 
        Mức 1-  Doanh nghiệp ưu tiên: Doanh nghiệp ưu tiên Mức 1 thực hiện theo Thông tư số 72/2015/TT-BTC  ngày 12/5/2015 của Bộ Tài chính quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp, Thông tư số 07/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 72/2015/TT-BTC;
 
        Mức 2-  Tuân thủ cao: Là người khai hải quan được cơ quan hải quan đánh giá tuân thủ pháp luật về hải quan ở mức độ cao (so sánh với khung tuân thủ của WCO). Người khai hải quan này chấp hành tốt pháp luật, các quy định của cơ quan hải quan (CQHQ), nghĩa vụ về thuế và hợp tác tốt với CQHQ trong kiểm tra, giám sát và cung cấp thông tin.
 
      Mức 3 -  Tuân thủ trung bình: Là người khai hải quan được CQHQ đánh giá tuân thủ pháp luật về hải quan ở mức độ trung bình (so sánh với khung tuân thủ của WCO). Người khai hải quan này chấp hành tương đối tốt pháp luật, các quy định của CQHQ, nghĩa vụ về thuế và hợp tác tốt với CQHQ; trong khoảng thời gian đánh giá còn bị các vi phạm (không nghiêm trọng) trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc có những vấn đề chưa đáp ứng được yêu cầu tuân thủ.
 
     Mức 4 - Tuân thủ thấp: Là người khai hải quan được CQHQ đánh giá tuân thủ pháp luật về hải quan ở mức độ thấp (so sánh với khung tuân thủ của WCO). Người khai hải quan này không thể hiện rõ ý thức tự nguyện hợp tác với CQHQ; trong khoảng thời gian đánh giá, nhiều lần bị các lỗi, vi phạm (không nghiêm trọng) trong hoạt động XNK;
 
     Mức 5 -  Không tuân thủ: Là người khai hải quan được CQHQ đánh giá không tuân thủ pháp luật về hải quan (so sánh với khung tuân thủ của WCO). Người khai hải quan này thể hiện thái độ không hợp tác với CQHQ hoặc có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, các quy định của Hải quan, không chấp hành nghĩa vụ về thuế và/hoặc bỏ địa chỉ kinh doanh theo xác nhận của cơ quan Thuế.
 
Việc công khai các mức độ tuân thủ giúp Doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động nắm bắt được mức độ tuân thủ của mình cũng như lý do tuân thủ/không tuân thủ; từ đó “tự bắt bệnh” chính mình, tìm cách khắc phục những thiếu sót, hạn chế của mình để cải thiện mức độ tuân thủ của mình. Đây cũng là động lực khuyến khích các doanh nghiệp hướng tới tuân thủ pháp luật hải quan xuất phát từ chính những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật sẽ được cơ quan hải quan tạo thuận lợi tối đa và được hưởng lợi tương ứng với mức độ tuân thủ pháp luật. Cơ quan hải quan sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thông qua chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực tuân thủ của doanh nghiệp, như; giảm tỷ lệ kiểm tra trong thông quan và kiểm tra sau thông quan; cải tiến các bước trong quy trình thủ tục hải quan, thủ tục nộp thuế…Ngược lại, doanh nghiệp không tuân thủ sẽ chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát, giám sát rất chặt chẽ.
 
Đây là nội dung mang tính hội nhập quốc tế cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới cải tiến phương pháp quản lý của cơ quan hải quan nói riêng và các cơ quan quản lý hành chính nói chung đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, rất cần sự ủng hộ hưởng ứng của cộng đồng doanh nghiệp, người dân và các cơ quan quản lý, các cơ quan truyền thông báo chí nắm bắt, hiểu rõ để giúp cho doanh nghiệp ngày càng tuân thủ cao, hưởng nhiều ưu đãi của pháp luật, đưa đến tự nguyện tuân thủ, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trên thế giới theo tinh thần chỉ đạo hàng năm của Chính phủ.
 

Tác giả: Bích Vui - Thanh Loan

Nguồn tin: Hải quan Việt Nam:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập848
  • Hôm nay8,158
  • Tháng hiện tại7,100,441
  • Tổng lượt truy cập490,963,879
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây