Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Bình phước thời kỳ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

Thứ bảy - 11/05/2013 11:07
Đến nay, có những yếu tố mới đang và sẽ tác động mạnh đến sự phát triển của ngành thương mại cả nước trong đó có tỉnh Bình Phước. Trước hết, tiến trình hội nhập kinh tế vào khu vực và thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là sự kiện Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam buộc phải mở cửa thị trường dịch vụ phân phối theo cam kết của tổ chức này đã đặt ra những cơ hội cũng như nhiều sức ép cho sự phát triển thương mại, đòi hỏi định hướng phát triển ngành thương mại một mặt phải tập trung được mọi nỗ lực cho việc khai thác lợi ích thương mại từ những cơ hội này, mặt khác giảm thiểu được các chi phí cho việc vượt qua nhữngthách thức.
I.QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
- Xuất khẩu phải đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh.
- Phát triển thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại; phát triển mạnh thị trường xuất khẩu, tạo nên sự gắn bó hữu cơ giữa thị trường xuất khẩu với thị trường tiêu thụ trong nước. Đẩy mạnh nhập khẩu.
- Phát huy nội lực, kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài để phát triển ngành thương mại trở thành ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, chất lượng cao trong lĩnh vực dịch vụ của Tỉnh tương xứng với mục tiêu xây dựng Bình Phước thành một trong những trung tâm thương mại của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.
- Phát triển thương mại Bình Phước phải đảm bảo phát triển đồng bộ các cơ cấu ngành trên cơ sở khai thác các lợi thế so sánh và các nguồn lực được xã hội hoá, bao gồm các phân ngành: Đại lý uỷ quyền, bán buôn, bán lẻ, nhượng quyền thương mại; phát triển đồng bộ các hệ thống thị trường hàng hoá, bao gồm thị trường hàng công nghiệp tiêu dùng, thị trường hàng vật tư, thị trường hàng nông sản; phát triển hài hoà giữa thị trường thành thị và nông thôn; phát triển hài hoà giữa thương mại truyền thống và hiện đại.
- Phát triển ngành thương mại Bình Phước trong thị trường dịch vụ phân phối mở cửa cần tập trung nâng cao trình độ chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá của ngành; phải coi trọng việc hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ; thúc đẩy nhanh hình thành một số công ty thương mại lớn làm nòng cốt dẫn đầu ngành, có quy mô và sức mạnh phân phối thích ứng với yêu cầu của các ngành sản xuất lớn và cạnh tranh quốc tế, có thương hiệu nổi tiếng; xây dựng môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp thương mại; bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.
- Phát triển ngành thương mại Bình Phước phải có sự hoàn thiện quy định pháp luật, chính sách đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển của ngành; phải nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của Sở Công Thương, Hiệp hội các doanh nghiệp thương mại; tăng cường hiệu lực quản lý thống nhất giữa các ngành, coi trọng việc thống nhất hoá Quy hoạch ngành thương mại với Quy hoạch xây dựng của Tỉnh trên cơ sở tiêu chuẩn hoá, tổ chức hoá mạng lưới thương mại ở các khu vực trên địa bàn Tỉnh, thu hút các nguồn lực xã hội vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại.
- Phát triển ngành thương mại Tỉnh phải tăng cường xây dựng cơ chế điều tiết, khống chế và ứng phó khẩn cấp, đảm bảo cho thị trường ổn định và có trật tự.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
 
Mục tiêu
            - Phát triển thương mại Bình Phước bền vững và hiện đại, với hệ thống các doanh nghiệp và các kênh phân phối hợp lý
            - Phát huy vai trò và vị trí của thương mại trong việc định hướng và thúc đẩy sản xuất phát triển, định hướng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú, đa dạng của nhân dân, phát triển xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
- Coi trọng phát triển các doanh nghiệp nhỏ, các hộ kinh doanh; khuyến khích, thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp lớn thương hiệu Việt Nam.
- Lập lại và củng cố trật tự, kỷ cương thị trường. Xây dựng ngành thương mại tỉnh phát triển theo hướng văn minh, hướng mạnh về xuất khẩu, thu hút các nguồn lực của thương nhân trong và ngoài nước, từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2.2- Mục tiêu cụ thể
- Các chỉ tiêu tăng trưởng:
+ Đóng góp của thương mại vào tổng sản phẩm của tỉnh (GDP thương mại/tổng GDP toàn tỉnh) đạt tỷ trọng 8,5% vào năm 2010; 10,5% vào năm 2015 và 12,5% vào năm 2020.
+ Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên địa bàn đến năm 2010, 2015 và 2020 lần lượt là 10.556 tỷ đồng, 29.120 tỷ đồng và 77.100 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2008- 2010, 2011- 2015, 2016- 2020 lần lượt là 24%/năm; 22,5%/năm và 21,5%/năm.
+ Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 325,5 triệu USD, dự kiến năm 2010 đạt 500 triệu USD, năm 2015 đạt 1.064 triệu USD và đến năm 2020 dự kiến đạt 2.235 triệu USD. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm giai đoạn 2007- 2010 đạt 16.5%/năm; giai đoạn 2011 - 2015 đạt 16.3%/năm và giai đoạn 2016- 2020 đạt 16,0%/năm.
+ Kim ngạch nhập khẩu năm 2007 trên 57 triệu USD, dự kiến năm 2010 đạt 114,8 triệu USD, năm 2015 là 410 triệu USD và đến năm 2020 dự kiến đạt 1.409 triệu USD. Phấn đấu tăng dần tỉ lệ NK/XK từ 17,5% năm 2007 lên 23,0% vào 2010; 38.6% vào 2015 và 63,0% vào 2020 để đáp yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Tỉnh. Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu hàng năm giai đoạn 2007- 2010 đạt bình quân 31,0%/năm; giai đoạn 2011- 2015 đạt 29,0%/năm và giai đoạn 2016- 2020 đạt khoảng 28,0%/năm.
+ Tỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá theo loại hình thương mại hiện đại đạt 15% vào năm 2010; 30% vào năm 2015 và 40% vào năm 2020.
III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI ĐẾN NĂM 2010, ĐỊNH HƯỚNG 2020
 
Bố trí qui hoạch theo không gian thương mại tỉnh Bình Phước
a. Cấp cơ sở: lấy các chợ xã, phường làm hạt nhân phát triển kết hợp với các cửa hàng, điểm bán (của mọi thành phần kinh tế)
b. Cấp trung tâm huyện, thị: Được xây dựng tại các trung tâm vùng, khu vực buôn bán và dịch vụ để tạo thành các trung tâm thương mại loại II, III hoặc các siêu thị loại II, III vừa phục vụ nhu cầu mua bán của dân cư trong địa bàn huyện. Nằm ở vị trí trung tâm của một huyện, một vùng, một khu vực sản xuất, có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối phát triển.
c. Cấp trung tâm tỉnh: Được xây dựng tại trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh (Thị xã Đồng Xoài) theo định hướng phát triển các vùng kinh tế trong quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội và quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bình Phước đến năm 2020.
Tiến trình thực hiện qui hoạch.
Việc xây dựng các không gian thương mại theo bố trí qui hoạch trên đây sẽ được thực hiện trong suốt giai đoạn từ nay đến năm 2020, trong đó:
            - Giai đoạn 2008 - 2010: tập trung phát triển khu thương mại - dịch vụ trung tâm TX Đồng Xoài và các khu vực TT Chơn Thành, và các tuyến khu thương mại - dịch vụ trên địa bàn TX Đồng Xoài. Đồng thời, từng bước chuẩn bị các điều kiện cơ sở hạ tầng cơ sở kinh tế và một phần cơ sở vật chất, kỹ thuật thương mại cho các khu, cụm thương mại - dịch vụ tại các huyện khác trong tỉnh. 
            - Giai đoạn 2011 - 2020: cần tập trung phát triển để hoàn thiện các tuyến thương mại trong tỉnh với ngoài tỉnh, nhất là đối với hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật thương mại tại các trung tâm thương mại, khu thương mại - dịch vụ trong tỉnh và các cơ sở liên kết, nối mạng của nó. Từ sau năm 2010, không gian phát triển thương mại của tỉnh Bình Phước sẽ được mở ra ngay từ các tuyến huyện, thị trấn với phạm vi ngày càng rộng hơn và chứa đựng các hoạt động thương mại đa dạng hơn.
1- Quy hoạch phát triển hệ thống chợ
- Về nguyên tắc phát triển:
+ Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư phát triển hệ thống chợ trên địa bàn Tỉnh.
+ Tăng cường quản lý và quản lý thống nhất vốn hỗ trợ đầu tư phát triển chợ của Nhà nước cả trong quá trình thực hiện đầu tư và trong quá trình khai thác, sử dụng kết quả đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của Nhà nước trong đầu tư phát triển hệ thống chợ.
+ Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển chợ trên cơ sở khai thác năng lực phục vụ của hệ thống chợ.
Bảng số 22   : Qui hoạch mạng lưới chợ đến năm 2020
 Đơn vị
 Chợ
Loại 1
Loại 2
Loại 3
Chơ đầu mối
Toàn tỉnh
76
9
5
61
1
Trong đó:
 
 
 
 
 
1. Thị xã Đồng Xoài
4
1
 
3
 
2. Huyện Đồng Phú
8
1
1
6
 
3. Huyện Phước Long
14
2
2
10
 
4. Huyện Lộc Ninh
14
1
1
12
 
5. Huyện Bù Đốp
5
1
 
4
 
6. Huyện Bù Đăng
13
1
 
12
 
7.Huyện Bình Long
10
1
1
8
 
8. Huyện Chơn Thành
8
1
6
1
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2- Quy hoạch phát triển trung tâm thương mại tỉnh Bình Phước:

Căn cứ vào qui mô lưu thông hàng hoá, điều kiện phát triển kinh tế và thương mại của tỉnh, dân số đô thị, mức tiêu dùng dân cư, cơ cấu, thói quen tiêu dùng... đòi hỏi sự phát triển tương ứng các loại hình kinh doanh thương mại và dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại, trong đó có trung tâm thương mại.
Giai đoạn 2008- 2010:
Xây dựng 02 TTTM tại Thị xã  Đồng Xoài, xã Thanh Bình huyện Bình Long có qui mô hạng III.
Giai đoạn 2011- 2020:
- Xây dựng 04 TTTM hạng II tại thị trấn Chơn Thành (H. Chơn Thành), thị trấn An Lộc (H.Bình Long) và thị trấn Thác Mơ (H.Phước Long), Phường Tân Phú  (TX. Đông Xoài).
- Quy mô đầu tư: TTTM qui mô hạng II với tổng diện tích kinh doanh khoảng 30.000 m2, TTTM qui mô hạng III với tổng diện tích kinh doanh khoảng 10- 20.000 m2, được trang bị các phương tiện làm việc và phương tiện giao dịch có trình độ tiên tiến và hiện đại. Dự kiến vốn đầu tư xây dựng 01 TTTM hạng II khoảng 200- 250 tỷ đồng; Vốn đầu tư xây dựng 01 TTTM hạng III khoảng 100 tỷ đồng.
Đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh sẽ có 05 TTTM, trong đó có 04 TTTM hạng II và 01 TTTM hạng III.
3- Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị và cửa hàng bách hoá tổng hợp trên địa bàn Tỉnh
3.1- Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị
Cùng với xu thế mở cửa về kinh tế, Bình Phước sẽ chú trọng phát triển không gian đô thị, hình thành các khu đô thị mới, phát triển hệ thống đô thị vệ tinh, các thị trấn huyện lỵ của tỉnh, cân đối với sự gia tăng dân số.
- Quy hoạch phát triển siêu thị đến năm 2020: Căn cứ vào quy hoạch không gian đô thị và công nghiệp, giai đoạn từ nay đến năm 2020, dự kiến quy hoạch hệ thống siêu thị trên địa bàn Tỉnh như sau:
+ Đến năm 2010, tỉnh có 01 siêu thị hạng III tại Thị xã Đồng Xoài, 01 siêu thị hạng II tại Thị Trấn Chơn Thành.
+ Giai đoạn sau năm 2010, tại mỗi khu đô thị mới, khu dân cư tập trung, khu du lịch trên địa bàn tỉnh sẽ hình thành 1 siêu thị kinh doanh tổng hợp hạng III.
+ Dự kiến vốn đầu tư bình quân xây dựng siêu thị hạng II là 50 tỷ đồng/1 siêu thị; siêu thị hạng III là 30 tỷ đồng/1 siêu thị.
Dự kiến đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh sẽ có khoảng 19 siêu thị, trong đó có 04 siêu thị hạng II tại thị xã Đồng Xoài, Thị trấn Chơn Thành, Khu KTCK Hoa Lử, huyện Lộc Ninh và Thị trấn Thác Mơ, huyện Phước Long; 15 siêu thị hạng III (tổng hợp và chuyên doanh) được hình thành đáp ứng nhu cầu mua sắm của dân cư và các khu công nghiệp, khu thương mại tập trung trên địa bàn. Tổng số vốn đầu tư xây dựng các siêu thị ước tính khoảng 650 tỷ đồng.
3.2- Quy hoạch mạng lưới cửa hàng bách hoá tổng hợp
            - Định hướng chung quy hoạch phát triển mạng lưới cửa hàng bách hoá tổng hợp trên địa bàn tỉnh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 như sau:
+ Tại các khu đô thị, khu công nghiệp, bố trí các cửa hàng bách hoá tổng hợp gần các khu dân cư tập trung, gần các trục giao thông.
+ Tại khu vực nông thôn, bố trí các cửa hàng bách hoá tổng hợp ở các trung tâm cụm xã, các chợ liên huyện, liên xã, các điểm công nghiệp.
4- Quy hoạch trung tâm Hội chợ, triển lãm, quảng cáo thương mại
Nhằm phát triển hoạt động Hội chợ, triển lãm, khuyến mại, quảng cáo trên địa bàn Bình Phước, trong tời gian tới cần tập trung vào một số nhiệm vụ sau:
- Tiếp tục xây dựng, hoàn chỉnh các văn bản pháp luật về thương mại, xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển cho từng loại hình. Các kế hoạch phải có lộ trình cụ thể cho từng giai đoạn, gắn với quy hoạch phát triển chung mạng lưới thương mại Bình Phước đến năm 2020.
- Tổ chức đăng ký Kế hoạch Hội chợ triển lãm, quảng cáo.
- Tổ chức thu thập xử lý, cung cấp thông tin, dự báo và định hướng về thị trường trong nước, ngoài nước.
- Hướng dẫn tổ chức hoạt động Hội chợ triển lãm theo Luật định.
- Đào tạo và cung cấp thông tin về hoạt động Hội chợ triển lãm, quảng cáo.
- Ký kết và tham gia các điều ước quốc tế về hoạt động Hội chợ, triển lãm, khuyến mại, quảng cáo.
- Hướng dẫn, giám sát kiểm tra việc thực hiện các hoạt động Hội chợ triển lãm, khuyến mại, quảng cáo.
Trước mắt tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Quy hoạch lại mạng lưới hoạt động quảng cáo trên địa bàn, theo khu vực cho phép của thành phố đảm bảo theo quy chế về quảng cáo do Nhà nước quy định.
- Xây dựng Trung tâm hội chợ triễn lãm của tỉnh Bình Phước tại thị xã Đồng Xoài.
5- Quy hoạch phát triển các khu dịch vụ logistics
Theo quy hoạch phát triển kinh tế- xa hội Tỉnh Bình Phước đến năm 2020, hệ thống khu lôgistics nên bố trí tại không gian lãnh thổ: dọc quốc lộ 14 (Thị xã Đồng Xoài); quốc lộ 13 (Huyện Chơn Thành). Với quỹ đất  đã  được hạn định, muốn đáp ứng được nhu cầu diện tích sàn kho, cần xây dựng kho nhiều tầng. Tùy theo đặc điểm, tính chất và nhu cầu (khối lượng) hàng hóa bảo quản mà xác định số tầng kho cho phù hợp.
Khôi phục lại các kho dự trữ lương thực, vật tư cho sản xuất và tiêu dùng để phục vụ các nhu cầu trong những trường hợp đặc biệt như bão lụt làm cho giá cả biến động đột ngột. Các kho này có thể bố trí ở những địa điểm cách xa vùng lũ lụt hoặc trong vùng lũ nhưng có vị trí cao không bị ảnh hưởng của lũ lụt.
6. Quy hoạch sàn giao dịch hàng hóa
            Dự kiến đến năm 2015, trên địa bàn Tỉnh Bình Phước sẽ có sàn giao dịch hàng hóa đặt tại thị trấn Chơn Thành với quy mô vừa, với diện tích sàn từ 5.000- 10.000 m2, kinh phí dự kiến từ 20 - 25 tỷ đồng, phục vụ giao dịch cho khoảng trên dưới 200 đối tác trong một phiên giao dịch.
7. Quy hoạch các cửa hàng xăng dầu
Thực hiện theo quyết định số 1268/QĐ-UB ngày 25/7/2003 của UBND tỉnh Bình Phước về việc quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2010 và định hướng đến năm 2020
8. Phát triển các mặt hàng xuất khẩu
Dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng năm giai đoạn 2008-2010 đạt 16% năm, giai đoạn 2010-2015 đạt 15,5% và giai đoạn 2016-2020 đạt 15% năm.
Sản lượng các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào năm 2010
Các mặt hàng
Sản lượng
Thị trường chính
1. Nhóm hàng nông sản
 
 
Hạt điều nhân
160 ngàn tấn
Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ
Hạt tiêu
25-30 ngàn tấn
Singapore, Thái Lan, Hà Lan, Thuỵ Sỹ
Cao Su
180 ngàn tấn
Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa kỳ
Mì các loại
550-600 ngàn tấn
EU, Hàn Quốc, Hoa kỳ, Nhật Bản
2. Nhóm dịch vụ xuất
 khẩu tại chổ
 
 
Dịch vụ xuất khẩu lao động
Hàng triệu USD/năm
Singapore, Nhật Bản, Đài Lan, Hàn Quốc
Dịch vụ xuất khẩu du lịch
4 triệu USD
 
IV. DỰ BÁO VỐN ĐẦU TƯ VÀ DANH MỤC ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
1. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển của ngành thương mại
Dự báo tổng số vốn đầu tư của toàn ngành thương mại tỉnh Bình Phước đến năm 2020 là khoảng 6.000 tỷ đồng (giá so sánh), trong đó:
            Giai đoạn 2008-2010: 700 tỷ đồng
            Giai đoạn 2011-2015: 2.000 tỷ đồng       
Giai đoạn 2016-2020: 3.300 tỷ đồng, bình quân mỗi năm là 660 tỷ đồng.
Dự kiến vốn huy động từ ngân sách khoảng 15%; Nguồn đầu tư do huy động trong dân 40%; Nguồn vốn tín dụng trong nước 25%; Nguồn gọi vốn đầu tư từ ngoài tỉnh 20%.
Bảng số 23: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư ngành thương mại tỉnh Bình Phước đến năm 2020
2. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư
- Chợ trung tâm loại I ở các huyện, thị, chợ biên giới, chợ vùng sâu.
- Trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm hạng II;
- Khu thương mại trung tâm và Khu thương mại- dịch vụ tổng hợp;
- Trung tâm hội chợ, triển lãm và quảng cáo hàng hoá;
- Tổng kho
- Sàn giao dịch hàng hoá

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2,136
  • Hôm nay273,023
  • Tháng hiện tại18,095,359
  • Tổng lượt truy cập477,988,046
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây