Quy hoạch ngành Nông nghiệp & PTNT: QH phát triển ngành điều

Thứ bảy - 11/05/2013 11:10
Bình Phước là tỉnh có diện tích trồng điều lớn nhất cả nước, để đảm bảo sự phát triển bền vững của cây điều, UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch ngành điều tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006-2020 tại Quyết định số 31/2008/QĐ-UBND ngày 08/7/2008. Tóm tắt nội dung chính như sau:
1. Mc tiêu quy hoch.
1.1. Mục tiêu chung:
- Tạo bước đột phá về sản xuất - thu mua - chế biến và tiêu thụ; nâng cao hiệu quả và tăng giá trị sản xuất điều từ 23% năm 2006 lên khoảng 33% trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp vào năm 2010.
- Chủ động kiểm soát sản lượng, chất lượng khắc phục tình trạng gian lận thương mại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đảm bảo thương hiệu điều Bình Phước trên thị trường trong và ngoài nước.
- Xây dựng các vùng sản xuất tập trung, sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng cao, giá thành hợp lý (thấp), có khả năng cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Khai thác triệt để các lợi thế đất đai, lao động, giống để nâng cao, giữ vững tốc độ phát triển ngành Điều.
- Phát triển sản xuất, chế biến Điều trong thời gian tới phải đảm bảo khai thác tốt nhất cả 3 lợi ích: kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp của cả nước.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, hình thành các vùng trồng Điều tập trung gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.
- Phát triển công nghiệp chế biến theo hướng công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến với bước đi phù hợp, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, đảm bảo năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
a. Mục tiêu ngắn hạn (đến năm 2010):
+ Về sản xuất:
- Giảm diện tích từ 171.723 ha năm 2007 xuống 165.000 ha năm 2010.
- Tăng năng suất từ 1,28 tấn/ha năm 2007 lên 1,53 tấn/ha năm 2010.
- Sản lượng hạt tăng từ 155.620 tấn năm 2007 lên 240.852 tấn năm 2010.
+ Chế biến: Giữ nguyên công suất hiện trạng năm 2006 (130.100 tấn/năm).
+ Giá trị sản xuất điều tăng từ 23% (660,3 tỷ đồng) năm 2006 lên khoảng 33% (1.431,5 tỷ đồng) trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp vào năm 2010.
b) Mục tiêu dài hạn đến năm 2015 và năm 2020:
* Mục tiêu đến năm 2015:
+ Về sản xuất.
- Diện tích tổng số: 149.000 ha (Diện tích cho thu hoạch là: 136.786 ha).
- Năng suất điều trung bình đạt: 1,88 tấn/ha.
- Sản lượng hạt điều đạt: 257.312 tấn.
+ Chế biến: Giữ nguyên công suất hiện trạng năm 2006 (130.100 tấn/năm).
+ Giá trị sản xuất điều đạt: 1.544 tỷ đồng (tính theo giá cố định năm 1994). Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành điều đạt 260 triệu USD.
* Mục tiêu đến năm 2020:
+ Về sản xuất.
- Diện tích tổng số: 137.700 ha (Diện tích cho thu hoạch là: 130.817 ha).
- Năng suất điều trung bình đạt: 2,21 tấn/ha.
- Sản lượng hạt điều đạt: 288.764 tấn.
+ Chế biến: Giữ nguyên công suất hiện trạng năm 2006 (130.100 tấn/năm).
+ Giá trị sản xuất điều đạt: 1.733 tỷ đồng (tính theo giá cố định năm 1994). Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành điều đạt 292 triệu USD.
 2. Quy hoch phát trin
2.1. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010
- Diện tích Điều toàn tỉnh: 165.092 ha; diện tích thu hoạch: 159.598 ha.
- Năng suất bình quân: 1,53 tấn/ha.
- Sản lượng hạt Điều thô: 240.852 tấn.
- Tổng công suất chế biến: Giữ nguyên tổng công suất chế biến như hiện nay là 130.100 tấn hạt thô/năm.
- Sản lượng nhân điều: 52.987 tấn.
- Sản lượng dầu điều: 24.567 tấn.
- Kim ngạch xuất khẩu: 244 triệu USD.
2.2. Chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020.
- Diện tích trồng Điều toàn tỉnh: 137.700 ha; diện tích thu hoạch: 130.817 ha.
- Năng suất bình quân: 2,21 tấn/ha.
- Sản lượng hạt Điều thô: 288.764 tấn.
- Tổng công suất chế biến: Giữ nguyên tổng công suất chế biến như hiện nay là 130.100 tấn hạt thô/năm.
- Sản lượng nhân điều: 63.543 tấn.
- Sản lượng dầu điều: 29.454 tấn.
- Kim ngạch xuất khẩu: 292 triệu USD.
2.3. Các sản phẩm chế biến định hướng
a. Chế biến hạt điều:
Khuyến cáo các nhà đầu tư và cơ quan chức năng tại địa phương là không nên thành lập mới cơ sở chế biến hạt điều mà cần liên kết, sáp nhập các cơ sở chế biến nhỏ lẻ thành những doanh nghiệp có công suất chế biến lớn từ 5.000 tấn hạt/năm trở lên. Các doanh nghiệp nhỏ cần tập trung đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ kết hợp xây dựng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế: ISO, HACCP và GMP, nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm hàng hóa, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm hàng hóa, nhất là nhân điều xuất khẩu.
b. Chế biến sau nhân điều (chế biến nhân điều thành thực phẩm ăn liền).
Khuyến khích đầu tư một số cơ sở chế biến có công suất vừa (³ 1.000 tấn sản phẩm/năm) với dây chuyền thiết bị - công nghệ hiện đại, tổ chức quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO, HACCP và GMP thúc đẩy đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa theo thị hiếu của thị trường.
c. Chế biến dầu vỏ hạt điều.
Đầu tư xây dựng cơ sở chế biến dầu vỏ hạt điều với thiết bị đồng bộ, hiện đại tại các địa phương trong tỉnh có nguồn vỏ hạt điều đạt tổng công suất thiết kế hàng năm trên 200 ngàn tấn sản phẩm; từng bước cải tạo, nâng cấp các cơ sở chế biến dầu vỏ hạt điều đã có, nhằm hoạt động có hiệu quả cao hơn. Đồng thời tạo điều kiện khuyến khích các nhà máy chế biến hạt điều xây dựng thêm dây chuyền chế biến dầu vỏ hạt điều.
d. Chế biến nước ép và rượu, cồn từ quả điều.
Tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ đề tài nghiên cứu chế biến bảo quản nông sản và đề tài KC 06-04 NN; chọn xây dựng mô hình thí điểm tại các vùng sản xuất điều tập trung với quy mô sản xuất nhỏ, phù hợp với trang trại.
e. Chế biến ván ép từ gỗ và bã ép vỏ dầu điều.
Xây dựng thí điểm một số phân xưởng chế biến ván ép song hành với dây chuyền thiết bị ép dầu điều tại các cơ sở chế biến; khuyến khích các cơ sở mở rộng thêm dây chuyền sản xuất ván ép để tận dụng các nguồn như bả sau khi ép dầu.
f. Chế biến các sản phẩm khác.
Bột Masát, sơn vecni cao cấp cách điện, cách nhiệt,… phục vụ cho công nghiệp điện, ôtô, dầu khí, đóng tàu,…
g. Định hướng quy hoạch nhà máy chế biến.
Trước mắt khuyến khích các doanh nghiệp chế biến gây ô nhiễm tại khu vực trung tâm huyện Phước Long chuyển đến cụm công nghiệp Bình Tân. Mặt khác, triển khai mở rộng các cụm công nghiệp chuyên chế biến điều tại các khu vực khác như huyện Bù Đăng, Đồng Phú, Đồng Xoài, Chơn Thành… để định hướng cho các doanh nghiệp chế biến vào các cụm công nghiệp (căn cứ quy hoạch công nghiệp của tỉnh đến năm 2020 để xác định vị trí cụ thể). Nhu cầu về diện tích hoạt động của các nhà máy chế biến điều (kể cả các sản phẩm phụ) của tỉnh đến năm 2020 khoảng 325 ha, mỗi cụm công nghiệp khoảng 30 - 50 ha.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,188
  • Hôm nay363,590
  • Tháng hiện tại7,063,779
  • Tổng lượt truy cập452,458,901
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây