Đề xuất hướng dẫn về Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ngành Công Thương

Thứ năm - 07/09/2023 10:19 314
(CTTĐTBP) - Bộ Công Thương đang dự thảo Thông tư hướng dẫn về Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực Công Thương.

 
congth 1693993235925893005749

Dự thảo nêu rõ nguyên tắc, điều kiện và thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực Công Thương thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 7 Điều 7 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

Đề án thành lập Hội đồng quản lý gồm các nội dung chính sau: Sự cần thiết và cơ sở pháp lý; vị trí, chức năng; nhiệm vụ và quyền hạn; số lượng và cơ cấu thành viên; dự kiến phương án nhân sự của Hội đồng quản lý; kiến nghị của cơ quan, đơn vị xây dựng đề án thành lập Hội đồng quản lý (nếu có).

Cơ cấu, số lượng thành viên của Hội đồng quản lý

Theo dự thảo, cơ cấu của Hội đồng quản lý gồm:

1- Đại diện của cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập gồm đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có); làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

2- Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;

3- Đại diện tổ chức, đơn vị liên quan.

Số lượng thành viên Hội đồng quản lý từ 05 đến 11 người, gồm Chủ tịch Hội đồng quản lý, Thư ký Hội đồng quản lý và các Thành viên Hội đồng quản lý. Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, Hội đồng quản lý có thể có Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý. Số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng quản lý của từng đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập quyết định.

Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm.

Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý không quá 05 năm và được quy định cụ thể tại Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.

Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý

Dự thảo nêu rõ, Hội đồng quản lý làm việc theo Quy chế hoạt động được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý gồm các nội dung chính sau:

Các quy định chung về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý; số lượng, cơ cấu và nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý; nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Hội đồng quản lý; bổ nhiệm, bổ sung, thay thế, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật thành viên Hội đồng quản lý.

Nguyên tắc làm việc của Hội đồng quản lý; chế độ làm việc, chế đội hội họp của Hội đồng quản lý; quyết nghị của Hội đồng quản lý; chế độ thông tin, báo cáo của Hội đồng quản lý; quản lý văn bản, tài liệu của Hội đồng quản lý; cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động của Hội đồng quản lý.

Mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý và cơ quan quản lý cấp trên; mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý và lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập.

Các quy định khác bảo đảm cho hoạt động của Hội đồng quản lý theo quy định của pháp luật.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,404
  • Hôm nay236,339
  • Tháng hiện tại236,339
  • Tổng lượt truy cập406,978,193
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây