Đề xuất cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn

Thứ tư - 25/12/2024 08:54
(CTTĐTBP) - Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn.
dientaitao 173503069975313693498
Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo bán toàn bộ điện năng sản xuất vào thị trường điện giao ngay của thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Dự thảo Nghị định này đề xuất quy định chi tiết khoản 3 Điều 47 Luật Điện lực về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn.

2 hình thức mua bán điện trực tiếp

Theo dự thảo Nghị định, mua bán điện trực tiếp là hoạt động mua bán giao nhận điện năng được thực hiện thông qua 02 hình thức sau:

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo là đơn vị điện lực sở hữu nhà máy điện năng lượng tái tạo quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật Điện lực và hệ thống điện mặt trời mái nhà được miễn giấy phép hoạt động điện lực theo Quy định về giấy phép hoạt động điện lực do Chính phủ ban hành.
1- Mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện kết nối riêng là hoạt động ký hợp đồng mua bán điện và giao nhận điện năng qua lưới điện kết nối riêng giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn.

2- Mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện quốc gia là hoạt động mua bán điện thông qua Hợp đồng kỳ hạn điện giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn (hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền) và hoạt động mua bán điện thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định này bao gồm:  

a- Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo bán toàn bộ điện năng sản xuất vào thị trường điện giao ngay của thị trường bán buôn điện cạnh tranh.

b- Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền ký hợp đồng mua bán điện với Tổng công ty Điện lực (hoặc đơn vị được ủy quyền, phân cấp), Công ty điện lực cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để mua toàn bộ điện năng đáp ứng nhu cầu.

c- Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền mua bán điện thông qua Hợp đồng kỳ hạn điện.

Dự thảo nêu rõ: Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn phải tuân thủ quy định của pháp luật về: quy hoạch, đầu tư (thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư công trình nguồn điện, bao gồm sự phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực, phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh, kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh trong đó có nội dung về phương án phát triển mạng lưới cấp điện và các quyết định điều chỉnh (nếu có)); quy định về cấp giấy phép hoạt động điện lực (thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư công trình nguồn điện); quy định về an toàn điện, an toàn phòng chống cháy, nổ trong xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường, vận hành (phát điện, truyền tải điện, phân phối điện) và an toàn trong sử dụng điện; quy định về mua bán điện và hợp đồng và các quy định pháp luật khác có liên quan.

a) Đối với Khách hàng sử dụng điện lớn đang sử dụng điện: sản lượng tiêu thụ bình quân từ 200.000 kWh/tháng trở lên (tính trung bình 12 tháng gần nhất);
 
Khách hàng sử dụng điện lớn là tổ chức, cá nhân mua điện để sử dụng không bán lại cho tổ chức, cá nhân khác, theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công Thương phù hợp với từng thời kỳ phát triển của hệ thống điện hoặc có sản lượng tại cơ chế mua bán điện trực tiếp như sau:

b) Đối với Khách hàng sử dụng điện lớn mới hoặc có thời gian sử dụng điện dưới 12 tháng: tính theo sản lượng đăng ký từ 200.000 kWh/tháng trở lên.

Nguyên tắc mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện kết nối riêng

Theo dự thảo, đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn thực hiện mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện kết nối riêng theo các nguyên tắc sau đây: 

- Hợp đồng mua bán điện giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn trong trường hợp mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện kết nối riêng do hai bên thỏa thuận phù hợp với quy định tại Điều 44 Luật Điện lực và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, bao gồm các nội dung chính sau: Thông tin của các bên; mục đích sử dụng; tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ; quyền và nghĩa vụ của các bên; giá điện, phương thức và thời hạn thanh toán; điều kiện chấm dứt hợp đồng; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; thời hạn của hợp đồng; trách nhiệm đầu tư, xây dựng, quản lý vận hành Đường dây kết nối riêng; các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.

- Giá bán điện do hai bên thỏa thuận.

Theo dự thảo, đơn vị phát điện năng lượng tái tạo đàm phán, thỏa thuận và ký kết hợp đồng mua bán điện về công suất, sản lượng, giá đối với sản lượng điện dư với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (hoặc đơn vị được ủy quyền) theo nguyên tắc sau:
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam (hoặc đơn vị được ủy quyền) thanh toán cho Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sản lượng điện dư phát lên hệ thống điện quốc gia theo quy định về khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo do Chính phủ ban hành.

- Giá mua bán điện dư phát lên hệ thống điện quốc gia bằng giá điện năng thị trường điện bình quân trong năm trước liền kề do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố nhằm bảo đảm khuyến khích phù hợp trong từng thời kỳ phát triển của hệ thống điện quốc gia.

Ngoài các hoạt động mua bán điện trực tiếp thông qua lưới điện kết nối riêng theo quy định nêu trên, để đảm bảo cung cấp đủ điện theo nhu cầu, Khách hàng sử dụng điện lớn được mua bán điện với Tổng công ty Điện lực (hoặc đơn vị được ủy quyền, phân cấp), công ty điện lực cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định hiện hành.

Trường hợp Đơn vị điện lực vừa thực hiện chức năng phát điện và chức năng bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm kết hợp mua điện từ hệ thống điện quốc gia đồng thời với các nguồn điện tại chỗ khác để bán lẻ điện cho các khách hàng sử dụng điện trong các mô hình khu, cụm, giá bán lẻ điện cho khách hàng được thực hiện theo quy định về thực hiện giá bán lẻ điện của pháp luật về điện lực.  

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Luật Điện lực số 61/2024/QH15 nêu rõ:

Điều 47. Mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng sử dụng điện lớn và đơn vị phát điện

1. Các trường hợp mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng sử dụng điện lớn và đơn vị phát điện bao gồm:

a) Mua bán điện thông qua lưới điện kết nối riêng;

b) Mua bán điện thông qua lưới điện quốc gia.

2. Việc mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng sử dụng điện lớn và đơn vị phát điện phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về đầu tư, quy định về cấp giấy phép hoạt động điện lực, hoạt động mua bán điện và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Phù hợp với cấp độ thị trường điện cạnh tranh.

3. Chính phủ quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng sử dụng điện lớn và đơn vị phát điện; quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, trách nhiệm của các bên liên quan khi tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng sử dụng điện lớn và đơn vị phát điện.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay186,520
  • Tháng hiện tại2,199,771
  • Tổng lượt truy cập486,063,209
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây