Bình Phước : Cổng thông tin điện tửhttps://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png
Thứ ba - 20/07/2021 15:25
...
Căn cứ Công văn số 5488/BYT-KCB ngày 09/7/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn đảm bảo an toàn tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Sở Y tế xây dựng Kế hoạch đảm bảo an toàn tiêm chủng phục vụ chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bình Phước, cụ thể như sau:
MỤC TIÊU
Mục tiêu chung
- Đảm bảo an toàn tiêm chủng trong chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 toàn tỉnh.
Mục tiêu cụ thể
100% Nhân viên y tế trực tiếp tham gia tiêm chủng được đào tạo, tập huấn về an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
Tỉ lệ người được tiêm chủng gặp sự cố bất lợi sau tiêm thấp hơn hoặc bằng ngưỡng an toàn được công bố của vắc xin phòng COVID-19.
100% trường hợp gặp sự cố bất lợi sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong thời gian theo dõi tại cơ sở tiêm chủng (30 phút sau tiêm) được phát hiện và cấp cứu kịp thời.
100% người được tiêm chủng được hướng dẫn và biết cách tự theo dõi và phát hiện các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng.
Góp phần thông tin, truyền thông để mọi người dân và các cơ quan tham gia chiến dịch tiêm chủng vắc xin hiểu và thực hiện các hướng dẫn của Tiểu ban nhằm hạn chế tối đa các sự cố bất lợi.
Chỉ đạo theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện an toàn tiêm chủng tại các điểm tiêm chủng trên quy mô toàn quốc.
Chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan xây dựng các hướng dẫn về tiêm chủng, xử lý tiêm chủng.
Chỉ đạo xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
Chỉ đạo phân tích, đánh giá quá trình cấp cứu, xử trí điều trị các ca bệnh sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
Chỉ đạo tổ chức đào tạo, tập huấn và theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Chỉ đạo theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện an toàn tiêm chủng tại các điểm tiêm chủng trên địa bàn tỉnh
Sở Y tế:
Thành lập Tiểu ban an toàn tiêm chủng tỉnh Bình Phướcthực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện an toàn tiêm chủng tại tất cả các điểm tiêm chủng trên địa bàn tỉnh. Thành phần tiểu ban an toàn tiêm chủng gồm:
+ Lãnh đạo Sở Y tế , Trưởng ban; + Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Phó trưởng ban; + Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Phó trưởng ban; + Bác sĩ phụ trách Tiêm chủng mở rộng – Trung tâm KSBT tỉnh, Ủy viên thường trực kiêm thư ký; + Lãnh đạo các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố, Ủy viên; + Lãnh đạo phòng Nghiệp vụ Sở Y tế, Ủy viên; + Lãnh đạo khoa Hồi sức cấp cứu BVĐK tỉnh; + Lãnh đạo khoa Hồi sức tích cực – Chống độc BVĐK tỉnh.
Giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật:
Làm đầu mối tham mưu Sở Y tế thành lập Tiểu ban an toàn tiêm chủng tỉnh Bình Phước.
Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau tiêm chủng việc thực hiện an toàn tiêm chủng tại các bệnh viện, Trung tâm Y tế, điểm tiêm chủng trên địa bàn tỉnh.
Hướng dẫn nội dung giám sát, đánh giá an toàn tiêm chủng tại các điểm tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
Tổ chức kiểm tra, giám sát an toàn tiêm chủng tại các điểm tiêm chủng trên địa bàn tỉnh.
Hoạt động 2: Chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan/đơn vị hướng dẫn về tiêm chủng, xử lý tiêm chủng
Giao Bệnh viện Đa khoa tỉnh:
Tổ chức tập huấn các hướng dẫn chuyên môn xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin COVID-19 (trực tiếp hoặc trực tuyến, tùy tình hình thực tế), gồm:
+ Hướng dẫn xử trí, cấp cứu phản vệ ban hành kèm theo: Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế ban hành Thông tư Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ; và Công văn số 4198/BYT-KCB ngày 22/5/2021 của Bộ Y tế về việc triển khai công tác an toàn tiêm chủng; + Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm Vắc xin COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 1996/QĐ-BYT ngày 22/4/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế; + Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Viêm cơ tim sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, ban hành kèm theo Quyết định số 3348/QĐ-BYT ngày 08/7/2021củaBộtrưởngBộ Y tế; + Hướng dẫn người được tiêm chủng tự theo dõi sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, ban hành kèm theo Công văn số 5488/BYT-KCB ngày 09/7/2021 của Bộ Y tế.
Giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh:
Hướng dẫn phân loại đối tượng phù hợp với các điểm tiêm chủng trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID -19.
Tổ chức tập huấn trực tiếp hoặc trực tuyến (tùy tình hình thực tế) cho toàn bộ cán bộ y tế tham gia tiêm chủng và trực hỗ trợ cấp cứu, xử trí sự cố sau tiêm chủng nội dung hướng dẫn chuyên môn quy định tại Điểm 2.1 nêu trên về hướng dẫn chuyên môn xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin COVID-19.
Hướng dẫn các cơ sở tiêm chủng vắc xin COVID-19 về các điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư tối thiểu để đảm bảo xử trí cấp cứu sự cố bất lợi sau tiêm chủng.
Hướng dẫn các cơ sở tiêm chủng vắc xin COVID-19 thực hiện bảng kiểm an toàn tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 ban hành kèm theo Công văn số 5488/BYT-KCB ngày 09/7/2021 của Bộ Y tế. 2.3. Giao các Trung tâm Y tế tuyến huyện, thị xã, thành phố:
Phân loại đối tượng phù hợp với các điểm tiêm chủng trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID -19 trên địa bàn phụ trách.
Phân công các cơ sở y tế trên địa bàn (tùy tình hình thực tế, có thể huy động cả các cơ sở y tế tư nhân) tham gia khám sàng lọc và tiêm chủng.
Mỗi điểm tiêm chủng được phân công khám sàng lọc và tiêm chủng một số đơn vị (cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, phường, xã…).
Các cơ sở y tế khám sàng lọc trước các đối tượng tiêm chủng, phân loại đối tượng tiêm chủng, phát phiếu đã khám sàng lọc, hướng dẫn địa điểm tiêm chủng phù hợp từng nhóm đối tượng tiêm chủng (nếu đủ điều kiện tiêm chủng), thời gian được tiêm chủng để đối tượng tiêm chủng đăng ký lịch tiêm:
+ Đối với các đối tượng thận trọng tiêm chủng (theo hướng dẫn của Bộ Y tế): Hướng dẫn đến cơ sở y tế để được khám sàng lọc và tiêm chủng. + Đối với các đối tượng trì hoãn tiêm chủng: Hướng dẫn và hẹn tiêm chủng đợt sau (khi đủ điều kiện tiêm chủng). + Đối với các đối tượng chống chỉ định: Tư vấn kỹ và thông báo đối tượng không tham gia tiêm chủng.
Đánh giá việc chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng công tác xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng: các cơ sở tổ chức tiêm chủng thực hiện rà soát, đánh giá công tác chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng xử trí cấp cứu các sự cố bất lợi sau tiêm tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 bằng bảng kiểm an toàn tiêm chủng ngay trước khi thực hiện buổi tiêm chủng.
Hoạt động 3: Chỉ đạo xử trí cấp cứu sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
3.1. Sở Y tế:
Chỉ đạo tổ chức triển khai để sẵn sàng phát hiện sớm và xử trí kịp thời các sự cố bất lợi sau tiêm theo các hướng dẫn tại Điểm 2.1 nêu trên về hướng dẫn chuyên môn xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin COVID-19.
Chỉ đạo các Bệnh viện, Trung tâm Y tế tuyến huyện, thị xã, thành phố thành lập các ĐộiHồi sức cấp cứu tại địa phương, sẵn sàng hỗ trợ xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại các điểm tiêm chủng:
+ Các Đội cấp cứu lưu động (ít nhất là 01 bác sỹ được tập huấn về cấp cứu hồi sức cơ bản; 01 điều dưỡng, có các trang thiết bị, vật tư, thuốc thiết yếu về cấp cứu theo quy định tại Quyết định số: 3385/QĐ-BYT ngày 18/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành danh mục vali thuốc cấp cứu, dụng cụ cấp cứu, thuốc thiết yếu và trang thiết bị thiết yếu trang bị cho một kíp cấp cứu ngoại viện trên xe ô tô cứu thương (trong đó thay thuốc Methylprednisolone Natri Succinate 40mg bằng thuốc Methylprednisolone 40mg). + Các Đội cấp cứu lưu động chuẩn bị sẵn sàng và hỗ trợ cấp cứu các trường hợp có sự cố bất lợi sau tiêm tại điểm tiêm chủng bảo đảm tiếp cận tới điểm tiêm trong thời gian dưới 10 phút, khi được yêu cầu hỗ trợ từ các cơ sở tiêm chủng.
Chỉ đạo, hướng dẫn, bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ để các đơn vị tiêm chủng trên địa bàn tỉnh đáp ứng đủ điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư tối thiểu để đảm bảo cấp cứu sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
Phân công các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ứng trực hỗ trợ cấp cứu xử trí sự cố nghiêm trọng cụ thể cho từng điểm tiêm, có thông báo số điện thoại liên lạc cho điểm tiêm chủng.
3.2. Giao Bệnh viện Đa khoa tỉnh:
Hướng dẫn Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các phương án hỗ trợ cấp cứu, xử trí sự cố bất lợi sau tiêm tại chỗ và lưu động.
Thành lập Đội Hồi sức cấp cứu và tổ chức thường trực trực tuyến 24/24h để sẵn sàng hội chẩn, hỗ trợ tiếp nhận, xử trí cấp cứu sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 vượt quá khả năng điều trị tại chỗ trong các đợt tổ chức chiến dịch tiêm chủng.
Chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận và hỗ trợ xử trí, cấp cứu các trường hợp có sự cố nặng, nguy kịch, vượt quá năng lực điều trị tại chỗ sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 do các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn tỉnh chuyển đến. Trường hợp vượt quá khả năng điều trị của Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Liên hệ với các Bệnh viện tuyến trung ương để hội chẩn hoặc chuyển tuyến điều trị.
Là đầu mối kết nối các cơ sở y tế tại địa phương với đơn vị được giao nhiệm vụ hội chẩn, hỗ trợ xử trí cấp cứu với các đơn vị trung ương.
3.3. Giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh:
Phối hợp với Tiểu ban an toàn tiêm chủng để chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện chế độ báo cáo khi có sự cố bất lợi sau tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Tổng hợp báo cáo các ca phản vệ theo các mức độ, các biến chứng khác sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
3.4. Giao các Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố:
Tổ chức các đội cấp cứu lưu động hỗ trợ các điểm tiêm chủng tại địa phương, có thông báo số điện thoại liên lạc cho điểm tiêm chủng.
3.5. Giao các cơ sở y tế (kể cả cơ sở y tế ngoài công lập) có tổ chức điểm tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 phải thực hiện nghiêm việc:
Khám, sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 thực hiện theo Quyết định số 3445/QĐ-BYT ngày 15/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Đặc biệt có phương án sàng lọc các đối tượng tiêm chủng ngay từ khâu đăng ký tiêm chủng, để xác định cơ sở tiêm chủng phù hợp với mỗi nhóm đối tượng nguy cơ (04 nhóm đối tượng gồm: đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng ngay, đối tượng chống chỉ định tiêm chủng vắc xin cùng loại; đối tượng trì hoãn tiêm chủng; đối tượng Chuyển tiêm chủng và theo dõi tại bệnh viện).
Triển khai thực hiện nghiêm các nội dung hướng dẫn chuyên môn quy định tại Điểm 2.1 nêu trên về hướng dẫn chuyên môn xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin COVID-19.
Hoạt động 4: Phân tích, đánh giá điều trị các ca bệnh sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
Sở Y tế:
Thành lập Hội đồng chuyên môn xem xét, rút kinh nghiệm qua những trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin phòng COVID-19; thành phần gồm: + Lãnh đạo Sở Y tế, chủ tịch; + Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, Phó chủ tịch; + Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Phó chủ tịch; + Bác sĩ phụ trách Tiêm chủng mở rộng TTKSBT tỉnh, Ủy viên thường trực kiêm thư ký; + Lãnh đạo phòng Nghiệp vụ Sở Y tế, Ủy viên; + Lãnh đạo khoa Hồi sức cấp cứu BVĐK tỉnh, Ủy viên; + Lãnh đạo khoa Hồi sức tích cực – Chống độc BVĐK tỉnh, Ủy viên;
Giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh:
Làm đầu mối tham mưu Sở Y tế Thành lập Hội đồng chuyên môn xem xét, rút kinh nghiệm qua những trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Tổng hợp các báo cáo ca bệnh và bệnh án của các đơn vị có ca bệnh tử vong sau tiêm chủng.
Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị tiêm chủng báo cáo kịp thời ca bệnh và bệnh án của các đơn vị có ca bệnh tử vong (nếu có) sau tiêm chủng về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
Tổng hợp tài liệu họp Hội đồng chuyên môn xem xét, rút kinh nghiệm qua những trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin phòng COVID-19
Hoạt động 5: Tổ chức đào tạo, tập huấn và theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh:
Tổ chức các lớp tập huấn bảo đảm an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các nhân viên y tế trực tiếp tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, chú trọng khám sàng lọc trước tiêm, xử trí các sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và theo dõi người được tiêm chủng để kịp thời xử trí các ca bệnh có phản ứng bất lợi sau tiêm chủng.
Thực hiện cấp chứng nhận sau tập huấn cho NVYT đã được đào tạo, tập huấn về an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bộ Y tế.
Triển khai các hoạt động truyền thông về an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn từ 16/7/2021 đến khi kết thúc chiến dịch trên cơ sở kế hoạch truyền thông của Bộ Y tế và tình hình thực tế tại địa phương.
Giao Bệnh viện Đa khoa tỉnh:
- Cử cán bộ hỗ trợ tập huấn bảo đảm an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo Kế hoạch tập huấn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Sở Y tế: Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị liên quan trong ngành y tế triển khai tổ chức thực hiện. -Bệnh viện đa khoa tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện thị, thành phố, các cơ sở khám chữa bệnh trong tỉnh: Triển khai thực hiện các nội dung kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Khẩn trương kiện toàn các điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư y tế tại cơ sở thực hiện tiêm chủng do đơn vị phụ trách để đảm bảo an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.