Tình hình triển khai thực hiện Hồ sơ sức khỏe điện tử những tháng đầu năm 2023

Thứ hai - 22/05/2023 08:48 586
Căn cứ Kế hoạch số 254/KH-UBND ngày 29/8/2022 của UBND tỉnh triển khai Hồ sơ sức khỏe điện tử giai đoạn 2022 – 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước;Sở Y tế đã triển khai Hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm 2023, cụ thể như sau:
Tình hình triển khai thực hiện Hồ sơ sức khỏe điện tử những tháng đầu năm 2023
Sở Y tế đã tiếp nhận bàn giao dữ liệu Hồ sơ sức khỏe điện tử từ Cục Công nghệ thông tin – Bộ Y tế (đã được triển khai thí điểm từ năm 2019). Sở Y tế đã phối hợp với đến Sở Thông tin và Truyền thông tiếp nhận và dựng server tại Trung tâm Trung tâm Tích hợp Dữ liệu tỉnh Bình Phước để tiếp tục duy trì phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử của tỉnh Bình Phước tại địa chỉ truy cập là https://hssk.binhphuoc.gov.vn.
Đến nay, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã ban hành Kế hoạch của địa phương để triển khai thực hiện Hồ sơ sức khỏe điện tử theo Kế hoạch số 254/KH-UBND của UBND tỉnh. Các Trung tâm Y tế, các Trạm Y tế, Bệnh viện trên địa bàn tỉnh đã được cài đặt phần mềm để triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử.
+ Các cơ sở y tế công lập từ tỉnh đến huyện, xã đã được cấp tài khoản phần mềm và đã tiến hành cập nhật, làm giàu dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử cho người bệnh, người dân.
          + Tính đến ngày 15/5/2023, toàn tỉnh đã có 993.065 hồ sơ sức khỏe điện tử được cập nhật lên hệ thống quản lý Hồ sơ sức khoẻ điện tử (https://hssk.binhphuoc.gov.vn/).
          Ngày 20/4/2023, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1923/QĐ-BYT Phê duyệt Kế hoạch triển khai Nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử năm 2023. Sở Y tế đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.
Tuy nhiên, Hệ thống Server của Sở Y tế chuyển về tập trung tại Trung tâm Tích hợp Dữ liệu tỉnh đã cũ, cấu hình thấp, không đáp ứng nhu cầu tạo lập dữ liệu HSSKĐT lớn của người dân trên địa bàn tỉnh, gây khó khăn, mất nhiều thời gian cho cán bộ y tế khi cập nhật HSSKĐT lên phần mềm (đồng thời còn bị hạn chế file dữ liệu tải lên hệ thống là <5MB), đồng thời, công ty phần mềm trước đây (Công ty VIETSEN) hợp đồng với Bộ Y tế đã không còn hỗ trợ nữa, chưa có kinh phí vận hành, bảo trì, nâng cấp hệ thống HSSKĐT của tỉnh. Do đó, hiện nay hệ thống HSSKĐT của tỉnh chưa thực hiện liên thông với Cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư.
Theo Quyết định số 1923/QĐ-BYT ngày 20/4/2023 của Bộ Y tế Phê duyệt Kế hoạch triển khai Nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử năm 2023, phần III. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN: “2. Trước ngày 30/04/2023, ban hành văn bản hướng dẫn các cơ sở khám, chữa bệnh thu thập, cập nhật thông tin cơ bản về y tế theo Quyết định số 3074/QĐ-BYT ngày 11/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định nhóm thông tin cơ bản về y tế thuộc Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm; chỉ đạo 100% các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc gửi dữ liệu nhóm thông tin cơ bản về y tế đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm định kỳ hàng ngày kể từ ngày 01/05/2023.” (có gửi kèm Quyết định số 1923/QĐ-BYT).
Sở Y tế đang chờ văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế về nội dung nêu trên để triển khai thực hiện thống nhất trên toàn tỉnh.
Đánh giá chung tình hình triển khai thực hiện phần mềm Hồ sơ sức khỏe điện tử:
  1. Nhân lực vận hành các tuyến, cập nhật dữ liệu
- Các cơ sở khám, chữa bệnh công lập trên địa bàn tỉnh thực hiện việc cập nhật dữ liệu.
- Hệ thống phần mềm tích hợp rất nhiều thông tin cá nhân, đội ngũ cán bộ CNTT của cơ sở y tế còn thiếu, cán bộ y tế làm việc kiêm nhiệm để quản lý, cập nhật dữ liệu nên gặp nhiều khó khăn, thay đổi nhân sự thường xuyên, chậm tiến độ, các đơn vị chỉ ưu tiên liên thông dữ liệu với Cổng Giám định BHXH.
  1. Các bất cập về kỹ thuật hiện nay của phần mềm
- Các thông tin dữ liệu cá nhân còn thiếu nhiều, chỉ mới có thông tin hành chính như: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số thẻ BHYT, khám chữa bệnh BHYT.
(Các thông tin còn thiếu: Thông tin về yếu tố sức khỏe, yếu tố nguy cơ tới sức khỏe cá nhân, Theo dõi sức khỏe trẻ em, Tiền sử bệnh tật, Khuyết tật, Tiền sử phẫu thuật, Tiền sử gia đình, Tiền sử sử dụng chất gây nghiện, Tiền sử dị ứng, Tiền sử bản thân, Theo dõi bà mẹ mang thai, Theo dõi bà mẹ và trẻ em, Tiêm chủng cơ bản, Tiêm chủng ngoài chương trình, Tiêm chủng Covid-19, Lịch sử dùng thuốc, Lịch sử thăm khám bệnh ....)
- Chưa liên thông dữ liệu HSSKĐT với phần mềm VNEID (Dữ liệu dân cư quốc gia) do ngành công an quản lý.
- Hiện tại, các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện lấy dữ liệu từ phần mềm HIS để xuất ra file dữ liệu (dạng XML), sau đó cập nhật (đẩy dữ liệu) lên phần mềm Hồ sơ sức khỏe điện tử. Tuy nhiên, Phần mềm không hỗ trợ cập nhật, gửi dữ liệu với định dạng XML trực tiếp mà nhân viên y tế phải thực hiện bằng cách sử dụng một bộ công cụ khác (tool) để thực hiện, do đó xuất hiện nhiều lỗi phát sinh không kiểm soát được.
- Việc cập nhật dữ liệu là rất chậm, mất nhiều thời gian, (chỉ cho dung lượng tối đa 5MB), nếu nhân viên tổng hợp dữ liệu phát sinh khám, chữa bệnh từ 02 ngày trở lên là quá dung lượng trên, không thể cập nhật lên hệ thống, do đó phải thực hiện hàng ngày.
- Phần mềm HSSKĐT đã lấy dữ liệu của BHYT tự động từ Cổng giám định BHXH mà không thông báo, cũng như không có sự cho phép của cơ sở khám, chữa bệnh mà bệnh nhân đến khám sau đó tự động thực hiện được trả kết quả về cơ sở y tế địa phương cư trú mà không phải là cơ sở đăng ký KCB (đây là lỗi phần mềm cần được chỉnh sửa).
- Phần mềm HSSKĐT chưa liên thông với phần mềm Quản lý tiêm chủng COVID-19 quốc gia nên chưa có dữ liệu tiêm chủng.
- Việc xuất dữ liệu, xuất kết quả, báo cáo các nội dung liên quan Hồ sơ sức khỏe chưa hiệu quả, còn xuất hiện lỗi phần mềm (ví dụ khi xuất file hồ sơ bệnh án, lịch sử khám, chữa bệnh sau khi đã cập nhật dữ liệu HSSKĐT nhưng không có kết quả hiển thị). Do đó, cán bộ y tế phải thực hiện cập nhật lại, gây khó khăn trong việc rà soát, kiểm tra dữ liệu đã của hệ thống.
  1. Đề xuất
- Việc tạo lập Hồ sơ sức khỏe điện tử cho toàn bộ người dân trên địa bàn tỉnh cần có hệ thống máy chủ, phần mềm phù hợp hơn, cần có sự hỗ trợ kịp thời của đơn vị cung cấp dịch vụ trong việc sửa lỗi phát sinh, cập nhật, điều chỉnh tính năng và các nội dung như: Liên thông dữ liệu khám, chữa bệnh, Cổng Giám định BHXH, Dữ liệu dân cư quốc gia (bao gồm thông báo lưu trú trên ứng dụng VNeID để phục vụ công tác phòng ngừa tội phạm, quản lý cư trú, làm giàu dữ liệu dân cư và từng bước số hóa dữ liệu bệnh nhân – Nhiệm vụ của Đề án 06), Dữ liệu Dược quốc gia, Dữ liệu Đơn thuốc điện tử quốc gia, Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19, Hệ thống Cơ sở dữ liệu ngành y tế tỉnh (https://csdlyte.binhphuoc.gov.vn), Nền tảng, hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (VTelehealth), Dữ liệu của Trung tâm điều hành thông minh IOC tỉnh...
- Có giải pháp để lấy dữ liệu đã nhập, báo cáo lên các phần mềm liên thông, hạn chế thực hiện thao tác một số liệu trên nhiều phần mềm.
- Tổ chức các lớp tập huấn về sử dụng phần mềm, các chức năng báo cáo, nhập liệu, an ninh an toàn dữ liệu HSSKĐT cho cán bộ y tế.

Sở Y tế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,660
  • Hôm nay86,651
  • Tháng hiện tại1,180,790
  • Tổng lượt truy cập387,723,843
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây