Kết quả chỉ tiêu bảo tồn phát triển văn hóa dân tộc dân tộc thiểu số năm 2023

Chủ nhật - 03/12/2023 19:22
       Bình Phước là tỉnh miền núi thuộc khu vực miền Đông Nam bộ, có diện tích tự nhiên là 6.876,76 km2 , nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, là cửa ngõ, cầu nối của vùng Đông Nam bộ với Tây nguyên và Campuchia; có đường biên giới dài 258,939 km (có 15 xã biên giới, thuộc 03 huyện: Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập); có 07 huyện, 03 thị xã, 01 thành phố với 111 xã, phường, thị trấn; dân số toàn tỉnh có 1.034.667 người, trong đó người dân tộc thiểu số 203.519 người (DTTS), chiếm 19,67%; có 41 dân tộc thiểu số sinh sống đan xen trên địa bàn 111 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thị xã, thành phố; chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, tập trung ở địa bàn miền núi, vùng sâu, biên giới, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng an ninh. Trên địa bàn tỉnh có 58 xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2025, trong đó có 05 xã1 và 25 thôn2 thuộc vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK).
       - Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg, ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, ngành Văn hóa đã triển khai tổ chức thành công lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và truyền dạy về bảo tồn, phát huy kỹ thuật chế biến rượu cần truyền thống của người S’tiêng tỉnh Bình Phước và tổ chức phục dựng “Lễ hội mừng lúa mới của người S’Tiêng” tỉnh Bình Phước tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo, huyện Bù Đăng thu hút sự tham gia của đông đảo đồng bào S’tiêng trên địa bàn và có sự tham gia trải nghiệm của du khách. Đồng thời, triển khai thực hiện kế hoạch thực hiện dự án khảo sát, kiểm kê và tư liệu hóa di sản văn hóa cồng, chiêng của đồng bào dân tộc S’tiêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước, tích cực thực hiện có hiệu quả Chiến lược công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh.
       - Trong thời gian qua, trung bình mỗi năm đã tổ chức tuyên truyền lưu động khoảng 100 buổi/năm (cấp tỉnh), 500 buổi/năm (cấp huyện) và tổ chức chiếu phim lưu động trung bình 850 buổi chiếu/năm; tổ chức trưng bày, triển lãm với hơn các hình ảnh, hiện vật về đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số; tuyên truyền đa dạng hình thức bằng băng rôn, bảng tuyên truyền, cờ các loại, xe loa, xe lưu động; tổ chức luân chuyển sách, báo, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, chú trọng vùng vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng tập trung đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh.
       - Tỷ lệ thôn có đội văn hóa, văn nghệ (hoặc câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng: Hầu hết các thôn, ấp đều có câu lạc bộ, đội, nhóm sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian được duy trì khá thường xuyên, có chất lượng, ước đạt trên 80%.
       - Số di sản văn hoá phi vật thể của đồng bảo dân tộc thiểu số được công nhận trên địa bàn tỉnh 25 di sản. Trong đó: Có 04 di sản văn hoá phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được ghi vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, bao gồm: Di sản văn hóa phi vật thể Tri thức dân gian, nghề thủ công truyền thống Kỹ thuật chế biến rượu cần của người S’Tiêng tỉnh Bình Phước theo Quyết định số 4597/QĐ-BVHTTDL ngày 20/12/2019; Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ hội Dua Tpeng (Phá Bàu) của người Khmer xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước theo Quyết định số 4615/QĐ-BVHTTDL ngày 20/12/2019; Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với loại hình nghề thủ công truyền thống Nghề Đan gùi của X’tiêng huyện Bù Đăng, huyện Bù Gia Mập, huyện Hớn Quản, huyện Lộc Ninh; Di sản văn hóa phi vật thể nghề thủ công truyền thống dệt thổ cẩm của người M’nông xã Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập) và các xã Đồng Nai, Thọ Sơn, Phú Sơn, Đắk Nhau (huyện Bù Đăng) theo Quyết định số 1838/QĐ-BVHTTDL ngày 4/8/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
       - Về di tích: Trên địa bàn tỉnh hiện có 05 di tích Quốc gia đặc biệt; 12 di tích Quốc gia; 28 di tích cấp tỉnh.

Tác giả: Nguyễn Văn Dịnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,062
  • Hôm nay101,873
  • Tháng hiện tại10,716,168
  • Tổng lượt truy cập470,608,855
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây