Triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch Quy hoạch tỉnh

Thứ tư - 16/04/2025 11:20
Ngày 14/4/2025, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 814/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, Kế hoạch nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng lớn trong Quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 24/11/2023 và điều chỉnh tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 24/10/2024. Xây dựng lộ trình cụ thể để triển khai các chương trình, dự án nhằm đạt và vượt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Quy hoạch tỉnh, để tạo tiền tăng trưởng kinh tế - xã hội mạnh mẽ, phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt hai con số. Xác định tiến độ, nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án; xây dựng các chính sách, giải pháp cụ thể để thu hút nguồn thực hiện Quy hoạch tỉnh, trong đó chú trọng hợp tác công - tư (PPP) và sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong và ngoài nhà nước. 


Tại Kế hoạch này, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai một số nhóm chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch cụ thể như sau: hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển; thu hút đầu tư phát triển; phát triển nguồn nhân lực; khoa học và công nghệ, chuyển đổi số, kinh tế số; an sinh xã hội; bảo vệ môi trường; bảo đảm nguồn lực tài chính; bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Trong đó, đối với giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển cần tổ chức rà soát Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch cấp quốc gia, cấp Vùng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Rà soát, lập, điều chỉnh các các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, quy hoạch đô thị và nông thôn  trên địa bàn tỉnh Bình Phước theo quy định của pháp luật chuyên ngành, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt. Tiếp tục rà soát bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thế, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực để thu hút thêm các nguồn lực cho phát triển, đặc biệt là cơ chế, chính sách cho khu vực động lực, hỗ trợ đầu tư kết nối hạ tầng kết nối cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước); hạ tầng liên vùng, liên huyện, khu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại thành phố Đồng Xoài; sân bay chuyên dùng Hớn Quản; hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế và cụm công nghiệp; khuyến khích phát triển các ngành sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao.

Tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết với các tỉnh, thành phố khác trên cơ sở phát huy thế mạnh đặc thù của nhau để cùng phát triển trên một số lĩnh vực như: phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; xúc tiến thương mại và đầu tư; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; xây dựng các chương trình, tuyến du lịch liên tỉnh, liên Vùng; phát triển nhân lực, bao gồm đào tạo và sử dụng lao động; phát triển ngành y tế, khám chữa bệnh; phát triển công nghiệp (cung cấp nguyên liệu, xây dựng các khu, cụm công nghiệp...); cung cấp thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư và phối hợp phát triển; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững...

Giải pháp về khoa học và công nghệ, chuyển đổi số, kinh tế số cần triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Ban Chấp hành Trung ương về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tăng cường đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, đảm bảo nguồn lực chi đối với lĩnh vực sự nghiệp khoa học và công nghệ và đổi mới hạ tầng khoa học và công nghệ. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu triển khai (R&D), trong đó chú trọng nghiên cứu ứng dụng và thương mại hóa các kết quả khoa học và công nghệ. Triển khai quy hoạch và xây dựng khu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh. Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ.

Thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh theo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Phát triển hệ thống thông tin địa lý (G1S) và cơ sở dữ liệu mở, cho phép thu thập, phân tích và chia sẻ dữ liệu quy hoạch, ứng dụng công nghệ 4.0 như sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn... đế phân tích dữ liệu, dự báo xu hướng phát triển và tối ưu hóa các dự án hạ tầng. Thiết lập các nền tảng số để cải thiện quy trình làm việc của các cơ quan nhà nước, giảm thiểu thủ tục hành chính, tăng cường tính minh bạch và hiệu quả công việc, đảm bảo mọi người đều có thể tiếp cận và sử dụng công nghệ trong các lĩnh vực liên quan đến quy hoạch, đầu tư, xây dựng, tài chính.... Tổ chức các chương trình đào tạo để nâng cao năng lực sô cho cán bộ, công chức.

Thúc đẩy phát triển nền tảng thương mại điện tử, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và du lịch, nhằm tăng cường kết nối sản phẩm với thị trường trong và ngoài nước một cách nhanh chóng và hiệu quả. Khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghệ thông tin, phần mềm và dịch vụ số; ưu tiên đầu tư các chương trình đào tạo nghề về công nghệ thông tin, AI, dữ liệu lớn và các kỹ năng số cho người lao động, tạo ra lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế số./.

Tác giả: Phòng Chuyển đổi số và Truyền thông

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập850
  • Hôm nay3,844
  • Tháng hiện tại3,633,185
  • Tổng lượt truy cập537,424,268
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
san giao dich
startup
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
EMC Đã kết nối EMC