Ngày 31/12/2024, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 382/KH-UBND triển khai công tác Chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2025. Kế hoạch đề ra các nội dung tiếp tục triển khai thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra tại Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 15/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tinh về chuyển đối đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước và Kế hoạch số 312/KH-UBND triển khai thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU Ngày 18/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước về Chuyển đổi số đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Lãnh đạo UBND tỉnh dự Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả chuyển đổi số
Kế hoạch đã đề ra mục tiêu phấn đấu vào nhóm 10 địa phương về chuyển đổi số trên cả nước và đưa ra 4 mục tiệu cụ thể gắn với các tiêu chí về Chuyển đổi số như sau:
- Về hạ tầng số: Phấn đấu 100% dân số được phủ sóng bởi mạng di động; Trên 95% hộ gia đình được phủ mạng internet băng thông rộng cáp quang và dân số trưởng thành có điện thoại thông minh.
- Về chính quyền số: Tỷ lệ thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình (theo Quyết định công bố của các bộ, ngành) đạt 100%; Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ trực tuyến đạt 100% ; Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính xử lý hoàn toàn trực tuyến (toàn trình) đạt 75%; Tỷ lệ số hóa hồ sơ và kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt 95%. Tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ công đạt trên 80%; Tỷ lệ thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia đạt 85%; Tỷ lệ các hoạt động kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý dạt trên 50%; Tỷ lệ cơ quan nhà nước cung cấp dữ liệu mở đầy đủ theo danh mục (không áp dụng đối với dữ liệu phục vụ công tác quân sự, quốc phòng) dạt 100%; Tỷ lệ hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật): đạt 90% trong đó: cấp tỉnh đạt 100%, cấp huyện đạt 95%, cấp xã đạt 80%Tỷ lệ UBND cấp xã (đạt nông thôn mới nâng cao) có trang thông tin điện tử đạt 100%; Tỷ lệ hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh đảm bảo an toàn theo cấp độ quy định đạt 100%.
- Về kinh tế số: Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP đạt 20%; Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%; Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%; 100% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử.
- Về xã hội số: Tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh cài đặt ứng dụng “Binh phuoc Today” đạt 80%; Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên 80%; Tỷ lệ dân số đủ điều kiện có tài khoản định danh điện tử mức 2 đạt 100%; Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh trên 95%; Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản trên 75%; Tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên 60%; Tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa dạt trên 30%; Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số trên 50%; Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử trên 95%; 50% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử; Tỷ lệ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 100%; Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt trên 95%.
Để đạt được các mục tiêu nói trên, Kế hoạch đề ra 69 nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ban, ngành, UBND cấp huyên để thực hiện và 5 giải pháp triển khai cơ bản gồm:
Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp;
- Đẩy mạnh công tác truyền thông về chuyển đổi, về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trong CBCCVC và Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện nhiều hình thức thông tin tuyên truyền như: xây dựng chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, tọa đàm, hội thảo, các chương trình truyền hình, các giải pháp truyền thông hiện đại để tuyên truyền rộng rãi về các kế hoạch, hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh; nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
- Tổ chức các sự kiện về chuyển đổi số để nâng cao nhận thức trong cán bộ công chức, viên chức, doanh nghiệp và người dân.
- Chỉ đạo 100% các cơ quan báo chí, hệ thống truyền thanh cơ sở, Cổng TTĐT của tỉnh, cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị đều có nội dung tuyên truyền về chuyển đổi số.
- Đưa nội dung đào tạo kỹ năng số vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học; ứng dụng các nền tảng đào tạo kỹ năng số cho người dân (tối thiểu 50% các trường học có nội dung tuyên truyền về chuyển đổi số thông qua các buổi học ngoại khóa và các hình thức khác).
- Ứng dụng các nền tảng, kênh truyền thông đa dạng, tương tác trực tuyến giữa cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp (ứng dụng “Binh phuoc Today”, hệ thống tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị của tỉnh - Tổng đài 1022, kênh hỏi - đáp trên cổng/trang thông tin điện tử của tỉnh, cổng dịch vụ công trực tuyến, kênh Zalo “Binh phuoc Today”,…). để nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa số cho người dân, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ Chính quyền số; xây dựng/ứng dụng các nền tảng đào tạo kỹ năng số cho người dân; xây dựng/ứng dụng các nền tảng, kênh tương tác trực tuyến giữa CQNN và người dân, doanh nghiệp; phổ cập điện thoại thông minh, chữ ký số đến mọi người dân.
Thứ hai: phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp
- Đẩy mạnh hợp tác chiến lược về chuyển đổi số với các Tập đoàn Viễn thông, Công nghệ thông tin; các hình thức đối tác công tư (PPP) để triển khai các nhiệm vụ, dự án chính quyền số, đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp doanh nghiệp để đẩy mạnh tuyên truyền, cung cấp dịch vụ công trực tuyến (thông qua mạng bưu chính công cộng, mạng xã hội, ứng dụng của doanh nghiệp); tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số…
- Thực hiện gắn kết chặt chẽ giữa cải cách TTHC với phát triển Chính quyền số; rà soát các TTHC, quy trình nghiệp vụ trong các CQNN theo hướng đơn giản hóa hoặc thay đổi phù hợp để có thể ứng dụng hiệu quả công nghệ số; rà soát loại bỏ một số TTHC, quy trình nghiệp vụ khi ứng dụng công nghệ số.
Thứ ba: Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, úng dụng hiệu quả các công nghệ;
- Triển khai nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ mới, đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ số vào triển khai quyền điện tử, chính quyền số như: điện toán đám mây (Cloud Computing), trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI), internet kết nối vạn vật (Internet of Things - IoT), dữ liệu lớn (Big Data), chuỗi khối (Blockchain), để phát triển ứng dụng trên các nền tảng di động (mobility)... phục vụ xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số, từng bước hình thành địa phương thông minh.
- Triển khai trao đổi, học tập kinh nghiệm với các tỉnh, thành phố về cơ chế, chính sách phát triển chính quyền số. Duy trì và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ về hợp tác với các Tập đoàn về Viễn thông, Công nghệ thông tin để triển khai hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng và phát triển công nghệ mới.
Thứ tư: Thu hút nguồn lực công nghệ thông tin
- Triển khai các hoạt động, chế độ chính sách nhằm thu hút nguồn lực công nghệ thông tin để chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin mạng (bao gồm cả tài chính, nhân lực…).
- Huy động các nguồn vốn hợp pháp khác nhằm đa dạng hóa nguồn lực để phát triển chính quyền số; tăng cường thực hiện giải pháp thuê dịch vụ công nghệ thông tin. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho công nghệ số để nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Tuyển dụng, đào tạo và bố trí đủ cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin vào làm việc tại các cơ quan nhà nước.
Thứ năm: một số giải pháp khác:
- Thúc đẩy, gắn kết việc triển khai chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số với công tác cải cách hành chính. Gắn kết quả xếp hạng mức độ chuyển đổi số với đánh giá cải cách hành chính, thi đua hoàn thành nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị.
- Triển khai các giải pháp để phổ cập kỹ năng số, dịch vụ công trực tuyến toàn trình tới mọi người dân, doanh nghiệp.
- Triển khai các hoạt động học tập, tìm hiểu thực tế các mô hình chuyển đổi số hiệu quả ở các địa phương khác và nghiên cứu vận dụng phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, địa phương.
- Khảo sát thông tin về mức độ hài lòng của doanh nghiệp và người dân đối với việc triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước để có hướng cải tiến, nâng cấp phù hợp.
- Tăng cường vai trò người đứng đầu các cơ quan nhà nước, giao chỉ tiêu triển khai cụ thể cho từng đơn vị gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, đặc biệt là các chỉ tiêu triển khai dịch vụ công trực tuyến. Phát huy tối đa vai trò tổ chức triển khai chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, đảm bảo an toàn thông tin mạng của Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số các cấp, Sở Thông tin và Truyền thông, Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện, Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của tỉnh, Trung tâm điều hành thông minh (IOC) và Trung tâm SOC của tỉnh, Tổ công nghệ số cộng đồng và Đề án 06/CP.
Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo về chuyển đối số tỉnh có trách nhiệm tham mưu, hướng dẫn, đôn đốc, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện kế hoạch; Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã trên cơ sở kế hoạch của tỉnh, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cơ quan, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch chuyến đổi số năm 2025. Trong đó Kế hoạch chỉ rõ nhiệm vụ cụ thể gắn với chức năng nhiệm vụ của một số đơn vị, như: Văn phòng UBND tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh triển khai số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đảm bão việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; Sở Kế hoạch và Đầu tư thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa; Sở Nội vụ triển khai đồng bộ chương trình, kế hoạch cải cách hành chính; Sở Công Thương tổ chức thực thi pháp luật và kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề, hộ kinh doanh … phát triến thương mại số, đặc biệt là thương mại điên tử vùng nông thôn; Công an tỉnh chủ trì triển khai thực hiện các nội dung thuộc Đề án 06/CP; Sở Tài chính tham mưu bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch…
Ngoài ra, các cơ quan báo, đài, cổng thông tin điện tử trên địa bàn tỉnh tăng cường truyền thông nham tạo sự đồng thuận giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số tỉnh năm 2025.