Ngày 04/12/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 3620/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch” giai đoạn 2021 – 2025.
Mục tiêu Đề án nhằm nâng cao nhận thức và năng lực hành động của toàn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch; của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể; các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội về nội dung, mục đích, ý nghĩa của công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch;
Tăng cường công tác phòng ngừa, làm giảm các loại tội phạm, giảm các vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; đảm bảo môi trường hoạt động kinh doanh văn hóa, thể thao và du lịch an toàn, lành mạnh; giảm số vụ vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, nhất 2 là các vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú du lịch, lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan; hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa như: Vũ trường; Karaoke, bar, nghệ thuật biểu diễn.
Đề án đã đưa ra giải pháp phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, cụ thể: Tổ chức tuyên truyền các nội dung liên quan đến các quy định pháp luật về phòng ngừa tội phạm; các quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm; các quy chế, quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong hoạt động văn hóa, kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú du lịch; phòng, chống những âm mưu, thủ đoạn hoạt động của tội phạm và sự tác động, lôi kéo đối với khách du lịch; Tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; biện pháp phòng ngừa, trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân nhằm chủ động phòng ngừa tội phạm và phòng chống vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.
Hình thức tuyên truyền gồm: Xây dựng tin, bài, phóng sự tuyên truyền về các gương người tốt, việc tốt, các mô hình, điển hình về công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong ngành văn hóa, thể thao và du lịch và đăng tải trên website, cổng thông tin điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội; Lồng ghép, gắn kết nội dung tuyên truyền trong từng lĩnh vực chuyên môn của hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; Xây dựng tài liệu truyền thông về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trong gia đình, làng, thôn, ấp bản, tổ dân phố; các trường học và cơ sở giáo dục, tổ dân phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng; Xây dựng đường dây nóng hotline giải đáp thông tin, tiếp nhận phản ánh, khiếu nại, tố cáo về vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.
Ngoài ra, Đề án đã đưa ra giải pháp nâng cao nhận thức, năng lực hành động trong công tác phòng ngừa tội phạm, phòng chống vi phạm pháp luật cho tổ chức, cá nhân hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, cụ thể: Phối hợp với Ban Chỉ đạo 138/CP và các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn về cách nhận biết các loại hình tội phạm và phương pháp phòng ngừa tội phạm, phòng chống vi phạm pháp luật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; Phối hợp với Thanh tra Chính phủ và các đơn vị chức năng tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và 4 du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; Phối hợp với các tỉnh, thành phố nâng cao chất lượng các mô hình tổ chức tự quản, tự phòng, tự bảo vệ từ gia đình, cộng đồng dân cư và trường học. Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm để nhân rộng mô hình Câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả tại địa phương.