Vụ Ngân sách nhà nước làm việc với tỉnh Bình phước về kết quả thực hiện định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên của NSNN.

Chủ nhật - 30/06/2024 21:38
Ngày 26/11/2019, đại diện Vụ ngân sách Nhà nước, ông Nguyễn Minh Tân – phó vụ trưởng đã có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước . về kết quả thực hiện định mức phân bô dự toán chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước.
Vụ Ngân sách nhà nước làm việc với tỉnh Bình phước về kết quả thực hiện định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên của NSNN.
Vụ Ngân sách nhà nước làm việc với tỉnh Bình phước về kết quả thực hiện định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên của NSNN.
Ngày 26/11/2019, đại diện Vụ ngân sách Nhà nước, ông Nguyễn Minh Tân – phó vụ trưởng đã có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước . về kết quả thực hiện định mức phân bô dự toán chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước.

Tại buổi làm việc, Bà Nguyễn Thụy Phương Thảo – Phó giám đốc Sở Tài chính  đọc báo cáo Đánh giá định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên của NSNN theo Nghị quyết số 26/2016/UBTVQH14 ngày 04/10/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quyết định số 46/2016/QĐ-TTG ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có đường biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia dài 260,433km. Là địa bàn trung chuyển giữa Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, nên tỉnh có địa hình rất đa dạng, gồm cả địa hình cao nguyên, đồi núi và đồng bằng, có diện tích tự nhiên là 6.876,76 km2, dân số 975.320 người với 41 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số là là 193.860 người, chiếm tỷ lệ 20% dân số của tỉnh, đa số là người S'Tiêng, một số ít là người Hoa, Khmer, Nùng, Tày...
Là căn cứ quan trọng, chủ yếu để xây dựng dự toán chi NSNN đối với các cơ quan Trung ương và các địa phương; là cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định số bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa NSTW và NSĐP của thời kỳ ổn định ngân sách;
- Định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên từ NSNN trong thời gian qua đã đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối NSNN nói chung, NSTW và ngân sách từng địa phương nói riêng; cơ bản thực hiện được các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước; đảm bảo và đáp ứng nguồn lực cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển KTXH của Nhà nước và của mỗi cấp chính quyền địa phương;
- Góp phần tăng cường tính công khai, minh bạch trong phân bổ NSNN, khắc phục được việc phân bổ thiếu căn cứ, không rõ ràng trước đây;
 
Toàn cảnh hội nghị
 

- Đảm bảo sự công bằng và bình đẳng tương đối trong phân bổ nguồn lực NSNN khi áp dụng tiêu chí dân số được sử dụng chủ yếu trong các định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên và tiêu chí dân số trung bình áp dụng trong phân bổ ngân sách chi đầu tư phát triển.

 
Việc phân bổ nguồn lực NSNN trong cung cấp các dịch vụ công (với đối tượng hưởng lợi ở đây là người dân) đã được đảm bảo, phù hợp và công bằng trong phân bổ nguồn lực công. Ngoài ra, để đảm bảo sự công bằng và bình đẳng giữa các vùng, miền, giữa các đối tượng khác nhau, định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho các địa phương theo từng lĩnh vực đã được xác định theo 4 vùng (đô thị; đồng bằng; miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu; vùng cao - hải đảo), bên cạnh đó việc sử dụng các tiêu chí đặc thù như tiêu chí về người dân tộc thiểu số, xã biên giới, tỷ lệ hộ nghèo,… cũng thể hiện sự quan tâm của Nhà nước trong phân bổ nguồn lực NSNN nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các vùng, các đối tượng chính sách. Qua đó góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển ở từng lĩnh vực, giữa các vùng, miền trong cả nước;
Đại diện đơn vị tham vấn Vụ Ngân sách về chính sách cho Dân quân tự về 
- Tăng tính chủ động, linh hoạt cho các địa phương trong xây dựng dự toán ngân sách cũng như trong quản lý và sử dụng ngân sách;
 

- Dễ kiểm tra, dễ thực hiện trong quá trình phân bổ nguồn lực tài chính ngân sách bởi tiêu chí được sử dụng chủ yếu trong phân bổ ngân sách là dân số nên có thể dễ dàng đánh giá được mức ngân sách phân bổ cho 01 (một) người dân ở từng lĩnh vực cũng như xác định được tổng mức ngân sách cho từng lĩnh vực. Ngoài ra còn có các tiêu chí bổ trợ, tiêu chí đặc thù như biên chế; số người dân tộc thiểu số; tỷ lệ hộ nghèo; số đơn vị hành chính cấp huyện, xã;… là các tiêu chí rất đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng. Cách xác định mức ngân sách phân bổ chi thường xuyên cho các địa phương theo từng lĩnh vực nhìn chung khá đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi trong triển khai thực hiện cũng như trong kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các định mức phân bổ ngân sách.
Đ/c: NGuyễn Minh Tân - Phó vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước- Bộ Tài chính trả lời các chính sách.
                   Tuy nhiên một số lĩnh vực đã có tiêu chí phân bổ ngân sách nhưng tiêu chí sử dụng chưa khoa học, chưa phù hợp với tính chất, nội dung của lĩnh vực hoạt động như quốc phòng an ninh, và một số chỉ tiêu khác liên quan đến vung đông bào dân tộc, cơ sở ha tầng cho vùng đồng bào dân tộc it người.
                 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5,307
  • Hôm nay813,507
  • Tháng hiện tại10,243,646
  • Tổng lượt truy cập470,136,333
KQ TTHC
sổ tay đảng viên
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây