Bình Phước : Cổng thông tin điện tửhttps://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png
Chủ nhật - 30/06/2024 21:50
Ngày 17/8/2018, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng lần đầu tiên công bố báo cáo chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ (CPTT) thủ tục hành chính năm 2018 (chỉ số APCI 2018). Báo cáo này được xây dựng nhằm đánh giá chi phí tuân thủ của doanh nghiệp để thực hiện các thủ tục hành chính (TTHC) tại các cơ quan quản lý nhà nước, qua đó xác định các nhóm TTHC đã và đang là gánh nặng về chi phí của doanh nghiệp. Báo cáo được xây dựng trên kết quả chia sẻ thông tin của hơn 3.000 doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc trong 6 tháng cuối năm 2017 đã thực hiện các TTHC trong 8 nhóm TTHC quan trọng gồm: khởi sự doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh; thuế; đầu tư; giấy phép, chứng chỉ hành nghề; hải quan; đất đai; môi trường và xây dựng. Trong đó, ngành Thuế và Hải quan đều đứng trong nhóm có chi phí thủ tục hành chính thấp nhất.
Báo cáo APCI 2018: Thuế, Hải quan có chi phí thủ tục hành chính thấp nhất Ngày 17/8/2018, Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng lần đầu tiên công bố báo cáo chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ (CPTT) thủ tục hành chính năm 2018 (chỉ số APCI 2018). Báo cáo này được xây dựng nhằm đánh giá chi phí tuân thủ của doanh nghiệp để thực hiện các thủ tục hành chính (TTHC) tại các cơ quan quản lý nhà nước, qua đó xác định các nhóm TTHC đã và đang là gánh nặng về chi phí của doanh nghiệp. Báo cáo được xây dựng trên kết quả chia sẻ thông tin của hơn 3.000 doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc trong 6 tháng cuối năm 2017 đã thực hiện các TTHC trong 8 nhóm TTHC quan trọng gồm: khởi sự doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh; thuế; đầu tư; giấy phép, chứng chỉ hành nghề; hải quan; đất đai; môi trường và xây dựng. Trong đó, ngành Thuế và Hải quan đều đứng trong nhóm có chi phí thủ tục hành chính thấp nhất. Ảnh: Việt Bắc - VPCP Thuế đạt ngôi vị quán quân Theo công bố của Hội đồng tư vấn, trong 8 nhóm được khảo sát thì hai trong số ba nhóm dẫn đầu về CPTT thấp nhất đều thuộc về Thuế và Hải quan là hai ngành đều thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. Trong đó, Thuế dẫn đầu ngôi vị quán quân, Hải quan đạt ngôi vị thứ ba. Theo ông Mai Tiến Dũng – Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng tư vấn CCTTHC thì kết quả này cho thấy Bộ Tài chính đã và đang rất nỗ lực trong việc cải cách các TTHC thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước theo Nghị quyết số 19 của Chính phủ về việc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Đặc biệt là chi phí cho TTHC của ngành Thuế cực kỳ khiêm tốn, với mức chi chỉ khoảng 73,75 nghìn đồng; trong khi nhóm khởi sự doanh nghiệp/đăng ký kinh doanh mặc dù được xếp thứ 2 nhưng chi phí chênh gần 0,63 triệu đồng. Và khoảng cách này khá thách thức cho các nhóm có CPTT hạng trung bình khi chi phí cho đất đai là tới 5,0 triệu đồng, điều kiện kinh doanh là 5,2 triệu đồng, còn đầu tư lên tới 7,9 triệu đồng. Còn các nhóm thủ tục thuộc phân nhóm có chi phí tuân thủ cao, gấp từ 3 đến 5 lần chi phí tuân thủ trung bình của 8 nhóm thủ tục được khảo sát là 12,69 triệu đồng; trong đó nhóm thủ tục Xây dựng có chi phí lớn nhất, biểu thị mức chi phí tuân thủ của nhóm thủ tục hành chính Xây dựng là cao nhất theo APCI 2018, lên tới 64,1 triệu đồng, gấp tới 1,5 lần tổng chi phí tuân thủ của 7 nhóm thủ tục còn lại. Chi phí thấp, hiệu quả cao Theo ông Ngô Hải Phan – Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn CCTTHC của Chính phủ, kết quả chỉ số APCI 2018 đã thể hiện sự nhất quán với kết quả từ nỗ lực cải cách của Chính phủ và các bộ ngành đã được ghi nhận trong thời gian qua. Điển hình như các thủ tục hành chính về Nộp thuế (Paying Taxes) được Ngân hàng Thế giới ghi nhận tăng 87 bậc tại báo cáo Môi trường kinh doanh 2018 (Doing Busines 2018). Tại Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2018, cả hai nhóm thủ tục Khởi sự kinh doanh (starting a Business) và Hải quan (Trading across Borders) cũng tăng điểm so với năm 2017, nhưng không nhiều như Chỉ số nộp thuế. Cũng theo ông Phan, điều đáng chú ý là nhóm TTHC Thuế không những có CPTT cực thấp, chỉ 73,75 nghìn đồng mà còn cực kỳ tiết kiệm về thời gian thực hiện, tính ra thời gian thực hiện trung bình của doanh nghiệp cho một thủ tục trong nhóm thủ tục này chỉ khoảng 2,9 giờ làm việc. Đây là một trong những nhóm thủ tục được Ngân hàng Thế giới vinh danh trong Báo cáo Đánh giá Môi trường kinh doanh 2018 khi tăng gần 15/100 điểm so với năm 2017, từ 57,99 lên 72,77 điểm. Khoảng cách khác biệt giữa nhóm thủ tục thuế với các nhóm thủ tục khác chỉ có thể lý giải bởi những nỗ lực cải cách trên tất cả các lĩnh vực của ngành Thuế dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, của Bộ Tài chính. Với những cam kết và nỗ lực hiện đại hóa ngành Thuế, Tổng cục Thuế đã bắt kịp ngay với những giải pháp cải cách được Chính phủ đưa ra ngay từ Nghị quyết số 19 về cải thiện môi trường kinh doanh đầu tiên vào năm 2014. Từ đó, làn sóng cải cách từ Tổng cục Thuế đã lan dần đến khắp các Cục, Chi cục Thuế trong cả nước dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ Tài chính. Với APCI 2018, thành tựu cải cách của ngành Thuế đã phần nào được ghi nhận bằng những con số thực tế, đó chính là chi phí mà doanh nghiệp đã phải thực sự bỏ ra để thực hiện TTHC của ngành. Những bài học cải cách mà ngành Thuế đã làm được là bài học thực tiễn tốt để ngành Thuế tiếp tục cải cách các TTHC khác, cũng như để các ngành khác tham chiếu khi thực hiện cải cách, đặc biệt ở cách thức cải cách và thực thi các TTHC. Trong APCI 2018, Hải quan cũng đã được ghi nhận những kết quả nỗ lực cải cách của ngành khi đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng. Mặc dù ngành Hải quan phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan nhưng chi phí của Hải quan cũng chỉ rơi vào khoảng 3,53 triệu đồng. Kết quả về chi phí thời gian thông quan đã được rút ngắn lại, chỉ còn 12,1 giờ làm việc của doanh nghiệp để hoàn thiện hồ sơ. Kết quả này đã phản ánh những nỗ lực cải cách của ngành Hải quan khi thực hiện triển khai chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020; Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2016 - 2020. Kết quả này cho thấy ngành Hải quan đã thực hiện tốt những chỉ đạo của Chính phủ theo loạt Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia các năm 2014 – 2017 và Nghị quyết 36a/NQ - CP về Chính phủ điện tử ngày 14/11/2015. Bên cạnh việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển quốc tế, ngành Hải quan đã triển khai Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng hàng không quốc tế trên phạm vi cả nước theo Quyết định 43/2017/QĐ - TTg ngày 26/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với ngành Thuế, ngành Hải quan đã tích cực đưa hệ thống CNTT vào áp dụng đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đánh giá của Chính phủ, việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) và Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển quốc tế đã giúp cho thời gian thông quan giảm đáng kể, tiết kiệm tới 30% thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp. Trên thực tế, theo khảo sát, hiện nay đa số các doanh nghiệp cho rằng khá hài lòng với các cải cách TTHC của ngành Hải quan. Báo cáo Chỉ số APCI 2018 kết luận rằng, kinh nghiệm thành công của ngành Thuế về áp dụng mạnh mẽ TTHC trực tuyến có thể triển khai áp dụng rộng rãi để các nhóm khác giảm thiểu về thời gian thực hiện, minh bạch hóa được việc thực hiện TTHC để hạn chế được nhũng nhiễu, tiêu cực. Nguồn tin: www.mof.gov.vn