sct

Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam lần thứ 2

Thứ tư - 05/12/2018 14:12
(TTĐN) - Những chuyển biến mạnh mẽ trong cục diện chính trị, kinh tế thế giới đang mang nhiều cơ hội không nhỏ cho Việt Nam. Nhưng cái được từ cơ hội đó không lớn bằng rủi ro, mất mát mà các thách thức mang lại.
Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam lần thứ 2 năm 2018
Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam lần thứ 2 năm 2018

Tại Diễn đàn Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam lần thứ 2 năm 2018 với chủ đề “Hội nhập kinh tế quốc tế trong tình hình mới - Chủ động, đổi mới, thiết thực và hiệu quả” diễn ra sáng 4/12, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, kết cục căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc vẫn chưa rõ ràng, rủi ro đối với kinh tế toàn cầu, cả trên thực tế và tâm lý, vẫn còn rất lớn.

Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), các xung đột thương mại sẽ khiến giao dịch thương mại toàn cầu chịu thiệt hại nặng nề, dự báo giảm khoảng 3% và 5% lần lượt vào năm 2018 và 2019.

Theo IMF, nếu kịch bản xấu nhất xảy ra, là chiến tranh thương mại toàn diện, GDP toàn cầu có thể giảm khoảng 0,5%, tương đương với thiệt hại khoảng 430 tỷ USD.

Cuộc chiến thương mại làm cho môi trường kinh tế toàn cầu trở nên bất trắc, khó lường hơn, thúc đẩy các tập đoàn tính toán lại chiến lược đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Trong bối cảnh này, các thể chế đa phương đang gặp khó khăn và ở giai đoạn chuyển đổi mang tính bước ngoặt. Một số khuôn khổ và luật chơi đang được điều chỉnh, định hình lại, trong đó có vấn đề cải cách và nâng cao hiệu quả WTO, định hình cấu trúc khu vực châu Á-Thái Bình Dương với các thỏa thuận, chiến lược sáng kiến mới như CPTPP, RCEP, Tầm nhìn APEC sau 2020, Sáng kiến vành đai-con đường, Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương…

Việc Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 26 không ra được Tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo cho thấy sự phức tạp và khó khăn trong việc tìm được tiếng nói chung của các nền kinh tế về một số vấn đề then chốt liên quan đến thương mại. Đồng thời, các định chế tài chính toàn cầu như Liên Hợp Quốc, IMF, WB, ILO, WHO đều đứng trước nhu cầu cải cách. Đã vậy, chủ nghĩa bảo hộ, các rủi ro như nợ công, tỷ giá cùng những căng thẳng chính trị, xung đột và... đang tác động không nhỏ đến triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Đáng chú ý là xu hướng bảo hộ xuất phát từ một số nền kinh tế phát triển, đầu tầu kinh tế thế giới, do đó, có tác động lan tỏa đến toàn hệ thống các mối quan hệ kinh tế, thương mại ở cấp độ khu vực và toàn cầu.

Gợi mở “sự lựa chọn của Việt Nam”, ông Sudhir Shetty, (chuyên gia kinh tế, Trưởng khu vực Đông Á Thái Bình Dương, WB) cho rằng, khi gần 2/3 xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ hiện phải chịu thuế quan tăng lên, thì Việt Nam có tiềm năng “thế” vào khoảng trống này của Trung Quốc. Nhưng khi xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm đi sẽ làm giảm nhu cầu của Trung Quốc, và có thể tác động ngược đến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.

“Sự bất định ngày càng tăng có làm thiệt hại cho Việt Nam nhiều hơn so với lợi ích tiềm tàng mà Việt Nam có được”, ông Sudhir Shetty lưu ý.

Tăng cải cách, giảm tổn thương

Việt Nam có thể phải chịu tác động tiêu cực khi thương mại và tăng trưởng toàn cầu chững lại, còn lòng tin của các nhà đầu tư bị suy giảm. Các mô phỏng cho thấy tác động bất lợi liên quan đến tình trạng bất định có khả năng sẽ lớn hơn so với lợi ích có được do chuyển hướng thương mại.

Theo chuyên gia của WB, để đối mặt với những sự bất ổn, bất định và căng thẳng đó, sự lựa chọn của Việt Nam là phải tăng cường khả năng đối phó về kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cưởng cải cách về thương mại và đầu tư. Ông Sudhir Shetty nói “tăng cường khả năng đối phó là việc tốt nhất cần nhất phải làm”. Trong đó, duy trì tỷ giá linh hoạt và điều hành tỷ giá đã linh hoạt rồi, nhưng với những biến động ngày càng nhanh và khó lường thì phải linh hoạt hơn. Tăng khả năng ứng phó của chính sách tiền tệ cũng là điều hết sức quan trọng để tạo ra lớp đệm tức thời nhằm ứng phó những biến động về tài chính và thương mại quốc tế.

Trước những dự báo và phân tích về xu hướng căng thẳng và bất ổn trong tương lai, PGS.TS. Vũ Minh Khương (Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Singapore), nhấn mạnh: “Việt Nam cần tiếp tục là người tiên phong trong cải cách”. Ông Khương điểm lại những điểm đáng mừng của Việt Nam: Là một quốc gia hàng đầu trong nắm bắt toàn cầu hóa; đã đạt được những kết quả đáng kể ở giai đoạn cải cách lần thứ nhất và đang quyết tâm đi vào giai đoạn cải cách lần thứ hai.

Nhưng ông Khương cũng khẳng định, Việt Nam là quốc gia dễ bị tổn thương khi thế giới có biến động xấu, do mô hình tăng trưởng của Việt Nam lệ thuộc sâu vào thương mại quốc tế. Cải cách giai đoạn một tập trung mạnh vào “cởi trói”, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, tích cực hội nhập. Cuộc cải cách lần thứ hai phải là cuộc cách cách đổi mới mạnh về tư duy, đổi mới thiết chế thể chế cho tương lai, tạo nên nền tảng cho tương lai, để tạo nên vị thế xứng đáng của Việt Nam…

Chuyên gia Vũ Minh Khương nhận thấy rằng Việt Nam đang coi mạnh phát triển thị trường, nhưng lại coi nhẹ thể chế. Để giảm thiểu tổn thương, để gia tăng sức chống chọi của nền kinh tế, ông hiến kế Việt Nam cần hoạch định một chiến lược hiệu lực để biến điểm dễ tổn thương của đất nước thành lợi thế chiến lược. Đồng thời nên thành lập hội đồng cải biến kinh tế với trọng tâm đẩy mạnh cải cách để thúc đẩy các nỗ lực bắt kịp. Đặc biệt, Việt Nam cần đi đầu trong nắm bắt và thúc đẩy thương mại tư do và công bằng. Tránh sa vào cạm bẫy bảo hộ thương mại, nhất là trong nỗ lực bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ và ứng đáp với các thách thức của cách mạng số…

“Chúng ta phải có những nỗ lực đến mức khiến thế giới ngạc nhiên, thậm chí kinh ngạc”, TS. Vũ Minh Khương đặt ra vấn đề với Chính phủ Việt Nam./.

Nguồn tin: Tuấn Hồng theo TTXVN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Ecom Binh Phuoc
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,154
  • Hôm nay150,713
  • Tháng hiện tại7,285,488
  • Tổng lượt truy cập452,680,610
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
2 ioffice
4 congbao
Portal_Ispeed
sổ tay đảng viên
Tạp chi
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây