Hội thảo có sự tham gia của 30 nhà khoa học, gồm: 1 Giáo sư, 6 Phó giáo sư và 14 tiến sĩ đến từ Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, Trường Đại học Bình Dương, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, Phân viện Chăn nuôi Nam bộ, Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Công nghệ cao Đồng bằng Sông cửu long, các Trường Đại học, Viện nghiên cứu khác và hơn 60 đại biểu là lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ quan thông tấn báo chí và người dân trên địa bàn tỉnh.
Hội thảo thu hút sự tham gia của 30 nhà khoa, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực KH&CN
Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh tham gia tại hội thảo
Hội thảo đã nhận được 12 bài tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nghiệp. Tại Hội thảo, chúng ta đã được nghe trình bày 5 bài tham luận và 12 ý kiến phát biểu.
Hội thảo đã nhận được nhiều bài tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nghiệp
Các bài tham luận và các ý kiến phát biểu đã tập trung thảo luận vào những vấn đề chính liên quan đến hoạt động KH&CN gồm: Một số kết quả nghiên cứu, ứng dụng KH&CN trên các lĩnh vực tại tỉnh Bình Phước. Những giải pháp để nâng cao chất lượng đề xuất, đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Định hướng nghiên cứu, ứng dụng KH&CN thuộc các lĩnh vực/ngành/địa phương. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KHCN, trong đó tập trung các giải pháp nhằm thúc đẩy, hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc thù, có thế mạnh trên địa bàn tỉnh.
Giám đốc Sở KH&CN nghệ Bùi Thị Minh Thúy đưa ra nhiều giải pháp, định hướng trong đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH&CN đến năm 2025 và định hướng giai đoạn 2026-2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Để từng bước đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ đến năm 2025 và những năm tiếp theo, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước Bùi Thị Minh Thúy đề nghị: Các sở, ngành, địa phương cần tiếp tục bám sát các chủ trương, định hướng của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trên các lĩnh vực. Căn cứ thực trạng và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương để tăng cường đề xuất, đặt hàng và triển khai ứng dụng tiến bộ KH&CN trên các lĩnh vực. Cần triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến sâu các sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP có chất lượng cao trên địa bàn tỉnh; các sở, ngành, địa phương cần tăng cường sự phối hợp, lồng ghép hỗ trợ từ nhiều nguồn, nhiều chương trình khác nhau để phát triển khác sản phẩm theo hướng sạch, an toàn, phát triển xanh, toàn hoàn, tiếp tục ứng dụng có hiệu quả các công nghệ tiên tiến hiện đại như công nghệ sinh học, công nghệ số - tự động hóa, công nghệ vật liệu mới để nâng cao giá trí sản phẩm chủ lực.
Bên cạnh đó, triển khai đầy đủ các nội dung và giải pháp, cụ thể các chỉ tiêu về phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch số 262/KH-UBND của UBND Tỉnh Bình Phước đã ban hành. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế chính sách và đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, HTX và người dân trên địa bàn tỉnh. Trong đó, chú trọng các giải pháp nhằm tuyên truyền, giới thiệu các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước trong việc triển khai áp dụng các thành tự KH&CN nhằm phát triển các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm xanh, sạch, an toàn. Đồng thời, đầu tư cho nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại, xây dựng chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và thương hiệu các sản phẩm chủ lực; có những phương thức quảng bá năng động, sáng tạo để nhanh chóng đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng trong nước và thế giới.
Đàm Văn Toàn
Sở Khoa học và Công Nghệ