Tham gia GTCLQG nhằm giúp các tổ chức, doanh nghiệp nhìn lại và đánh giá toàn diện hệ thống hoạt động sản xuất của mình, từ đó tìm ra những vấn đề cần cải tiến chất lượng, nâng cao uy tín thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp quảng bá hình ảnh sản phẩm ra thị trường và hơn nữa giúp người tiêu dùng có cái nhìn khắt khe hơn về sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt trên thị trường.
Tuy nhiên, đây là giải thưởng cao quý nhưng số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia chưa tương xứng. Trong giai đoạn năm 2015 đến nay, chỉ có 02 doanh nghiệp tham gia và đạt giải Vàng năm 2021 và đến năm 2024, tỉnh Bình Phước có 01 doanh nghiệp tham dự và được Hội đồng sơ tuyển đề xuất Hội đồng quốc gia xem xét đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ xét tặng giải thưởng. Do đó để nâng cao số lượng và chất lượng doanh nghiệp tham gia giải thưởng, thì thời gian tới cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn để các cơ quan, doanh nghiệp nâng cao nhận thức, hiểu sâu hơn, rõ hơn về ý nghĩa vai trò của giải thưởng; giúp doanh nghiệp thực hiện tốt hơn 7 tiêu chí của giải thưởng để tự doanh nghiệp hoàn thiện khi tham gia giải thưởng. Công tác tuyên tuyền, tập huấn thông qua nhiều hình thức như: tuyên truyền qua các ngành sinh hoạt Pháp luật tại các cơ quan, tổ chức; qua chuyên mục khoa học và công nghệ trên Đài PTTH& Báo Bình Phước; qua webside….và đặt biệt là mở lớp đào tạo, tập huấn cụ thể để hướng dẫn cho doanh nghiệp hiểu sâu hơn, rõ hơn những tiêu chí của giải thưởng cách thức thể hiện trong báo cáo kết quả theo 7 tiêu chí giải thưởng …
Thứ hai là nâng cao vai trò của các thành viên của Hội đồng sơ tuyển của tỉnh và chọn chuyên gia trong việc tham gia xét giải thưởng. Thành viên hội đồng sơ tuyển phải đảm bảo có kinh nghiệm, kiến thức về lĩnh vực chuyên môn liên quan đến lĩnh vực kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp; hiểu biết sâu về các tiêu chí của Giải thưởng chất lượng quốc gia để có sự so sánh, đánh giá, nhận xét chất lượng. Đối với chuyên gia cần lựa chọn, mời những chuyên gia thường xuyên tham gia đánh giá các tiêu chuẩn của giải thưởng cho các doanh nghiệp trong cả nước hoặc khu vực để có cái nhìn, đánh giá, chấm điểm toàn diện đảm bảo yêu cầu, điều này làm cơ sở để giúp cho Hội đồng sơ tuyển đưa ra nhận định đánh giá công tâm, đúng quy định khi quyết định đề xuất giải cho doanh nghiệp tham gia giải thưởng.
Thứ ba là cần có các chính sách hỗ trợ như tham gia chương trình năng suất chất lượng để doanh nghiệp áp dụng các công cụ cải tiến và nhiều biện pháp khác để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, rút ngắn dần khoảng cách tiến đến GTCLQG.
Thứ hai: Về chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng
Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa được xem là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong những năm qua, trung ương và tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt việc nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa, trên cơ sở đó nhiều doanh nghiệp, tập thể, cá nhân đã được hỗ trợ áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, xây dựng áp dụng các công cụ cải tiến năng suất, hệ thống quản lý chất lượng.
Trong năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ đã tiếp nhận 05 phiếu đề xuất nhiệm vụ thuộc Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa để triển khai thực hiện. Theo quy định, các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp được thực hiện dưới hình thức nhiệm vụ khoa học và công nghệ, do đó đến nay chưa kịp thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp và khó khăn lớn nhất là cơ chế tài chính, hồ sơ và thủ tục tham gia hỗ trợ còn rất phức tạp, hình thức, mất nhiều thời gian của doanh nghiệp.
Việc vận động doanh nghiệp tham gia Chương trình còn khó khăn, chưa nhận được sự phản hồi tích cực của các doanh nghiệp, dẫn đến số lượng doanh nghiệp tham gia còn rất ít.
Nhận thức về vai trò nâng cao năng suất chất lượng đối với doanh nghiệp còn hạn chế. Đa số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, nguồn lực giới hạn, trang thiết bị sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu, chưa quan tâm đến việc quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa theo hệ thống và các quá trình cải tiến.
Một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã được ban hành nhưng vẫn chưa thực sự thông thoáng, khó áp dụng vào thực tế. Việc phối hợp, lồng ghép các nhiệm vụ thuộc chương trình, dự án khác tại địa phương còn hạn chế.
Sự quan tâm của doanh nghiệp trong việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, các công cụ nâng cao năng suất chất lượng còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do phần lớn các doanh nghiệp ở tỉnh hoạt động theo quy mô gia đình; năng suất chất lượng còn là khái niệm mới đối với doanh nghiệp.
Do đó, cần có các giải pháp để nâng cao số lượng, chất lượng doanh nghiệp tham gia Chương trình năng suất chất lượng như:
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về phong trào năng suất chất lượng, ý nghĩa của các hoạt động năng suất, chất lượng cho các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn về năng suất chất lượng nhằm giúp cho các doanh nghiệp nắm vững và hiểu rõ được tầm quan trọng, ý nghĩa và lợi ích trong việc áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến, các công cụ cải tiến năng suất chất lượng trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Việc hỗ trợ doanh nghiệp cần có các mục tiêu cụ thể như nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp trên cơ sở triển khai áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; hệ thống quản lý tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng; tạo dựng được các mô hình doanh nghiệp năng suất, chất lượng; tạo bước chuyển biến rõ rệt về năng suất và chất lượng của sản phẩm, hàng hóa chủ lực tại địa phương, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
- Bên cạnh đó, trung ương cũng cần xây dựng các chương trình đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý chất lượng tại địa phương, đặc biệt với các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về năng suất chất lượng để có sự đồng nhất trong phong trào phát triển năng suất chất lượng tại các địa phương. Thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo triển khai Chương trình để các địa phương trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm. Đồng thời phối hợp với bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế tài chính phù hợp, giảm bớt các thủ tục không cần thiết trong quá trình thực hiện Chương trình cũng như các thủ tục thanh quyết toán để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời, đơn giản. Đối với trình tự, thủ tục cần quy định rõ ràng, cụ thể, tối ưu hóa và thống nhất các bước thực hiện chung cho các địa phương của cả nước.
Trần Văn Tiến- Phòng Quản lý TCĐLCL- Sở KH&CN