Bình Phước : Cổng thông tin điện tửhttps://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png
Thứ tư - 21/12/2022 23:36
Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Phước (sau đây gọi tắt là Sở) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
A- SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. Vị trí 1. Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Phước (sau đây gọi tắt là Sở) là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Sở chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Giao thông vận tải. 2. Sở có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng được dự toán kinh phí để hoạt động theo quy định của pháp luật. II.Chức năng Sở có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt đô thị; vận tải; an toàn giao thông; quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông đô thị gồm: Cầu đường bộ, cầu vượt, hè phố, đường phố, dải phân cách, hệ thống biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu điều khiển giao thông, hầm dành cho người đi bộ, hầm cơ giới đường bộ, cầu dành cho người đi bộ, bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn
Hiện nay, cơ cấu tổ chức gồm có 7 phòng, ban, đơn vị trực thuộc bao gồm: 1. Văn phòng Sở: - Tham mưu, giúp Giám đốc Sở về công tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và lao động; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật; công tác cải cách hành chính, hành chính - quản trị, kiêm nhiệm chức năng của Quỹ bảo trì đường bộ.
- Tham mưu Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải và tổ chức thực hiện công tác pháp chế theo quy định, bao gồm thực hiện công tác: Rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong ngành Giao thông vận tải.
- Tham mưu, giúp Giám đốc Sở quản lý công tác tài chính kế toán, tài sản; công tác kế hoạch, thống kê thuộc thẩm quyền quản lý của Sở theo quy định của pháp luật. 2. Phòng Quản lý hạ tầng giao thông
Tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kỹ thuật, chất lượng công trình giao thông thuộc thẩm quyền quản lý của Sở. 3. Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái
Tham mưu, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác vận tải, phương tiện và người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. 4. Thanh tra Giao thông vận tải
- Thanh tra Giao thông vận tải ( sau dây gọi là Thanh tra Sở ) là tổ chức giúp việc của Giám đốc Sở, giúp Giám đốc Sở quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Sở; tiến hành thanh tra chuyên nghành đối với tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật;
- Thanh tra Giao thông vận tải tải chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Bộ;
- Thanh tra Giao thông vận tải có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc nhà nước, được sử dụng con dấu của Sở khi Chánh Thanh tra ký văn bản thừa lệnh Giám đốc Sở. 5. Khu Quản lý và bảo trì đường bộ
Khu QLBTĐB là đơn vị sự nghiệp, chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của GĐ Sở GTVT có chức năng: Quản lý và bảo vệ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh, thực hiện việc bảo trì, duy tu, sửa chữa thường xuyên hệ thống cầu, đường bộ và ATGT để luôn đảm bảo giao thông thông suốt an toàn.
Biên chế hiện tại của Khu Quản lý và bảo trì đường bộ tỉnh là 19 người trong đó: 01 Phó Giám đốc, 01 Giám đốc, 17 Viên chức và 02 hợp đồng lao động. 6. Trung tâm đăng kiểm 93.01S Hiện tại, Trung tâm đăng kiểm 93.01S là đơn vị sự nghiệp tự chủ 100% kinh phí hoạt động, tự chủ về kinh phí và nhân sự. Trung tâm đăng kiểm 93.01S được đầu tư xây dựng 03 dây chuyền kiểm định đang hoạt động với đầy đủ trang thiết bị phù hợp với quy định của Cục Đăng kiểm Việt nam; Thường xuyên chỉ đạo Văn phòng Sở phối hợp với Lãnh đạo Trung tâm đăng kiểm bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cho Đăng kiểm viên; kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn chặn các tiêu cực phát sinh trong quá trình hoạt động; kiên quyết loại bỏ những đăng kiểm viên không đạt tiêu chuẩn, có hành vi tiêu cực trong quá trình kiểm định; nâng cao tinh thần phục vụ khách hàng để thu hút xe vào kiểm định. Phấn đấu hoàn thành kế hoạch đề ra. 7. Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động là nơi cơ quan quản lý đường bộ thực hiện việc thu thập, phân tích, đánh giá tác động của tải trọng, khổ giới hạn của phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ đến an toàn đường bộ; kiểm tra phát hiện vi phạm, ngăn chặn việc lưu thông trên đường bộ và xử lý vi phạm đối với xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn về kích thước bao và kích thước thùng chở hàng; xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vi phạm.
Biên chế và số người làm việc hiện tại của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động là 9 người, trong đó: 01 Trạm trưởng, 01 phó Trạm trưởng , 07 hợp đồng nhân viên kỹ thuật, lái xe, kế toán.