sct

Tái cơ cấu ngành Công Thương, hiện thực khát vọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Thứ ba - 22/08/2023 14:16
Tái cơ cấu ngành Công Thương, hiện thực khát vọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Để thúc đẩy tái cơ cấu ngành Công Thương, thời gian tới chúng ta phải làm chủ được công nghệ, mạnh về tài chính, từng bước tự chủ nền kinh tế.
Tái cơ cấu ngành Công Thương, hiện thực khát vọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Thúc đẩy chuyển dịch tái cơ cấu nền kinh tế

Là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, nhiều năm qua, hoạt động tái cơ cấu ngành Công Thương đã được thực hiện theo Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ và đã có được những hiệu quả tích cực trong tăng trưởng sản xuất, xuất khẩu, đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Để thực hiện hiệu quả tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu ngành Công Thương, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách góp phần quan trọng tạo nên những thành tựu phát triển công nghiệp và thương mại của đất nước.

Nhìn lại quá trình phát triển ngành Công Thương, trong thời kỳ đổi mới, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, đề ra các chủ trương, chính sách kịp thời, phù hợp thúc đẩy phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đơn cử với ngành công nghiệp, xuyên suốt các kỳ Đại hội Đảng, công nghiệp luôn được định hướng phát triển theo hướng hiện đại, có giá trị gia tăng cao, theo kịp nhịp độ phát triển của thế giới.

Tại Đại hội XII, Đảng ta đề ra chủ trương: “Cơ cấu lại, xây dựng nền công nghiệp theo hướng phát triển mạnh những ngành có tính nền tảng, có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, từng bước có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và phân phối toàn cầu”.

Tuy nhiên, để hoạt động tái cơ cấu ngành Công Thương hiệu quả hơn với mô hình quản trị ngành có tính thích ứng cao, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 165/QĐ-TTg ngày 28/02/2023 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030. Đề án đặt mục tiêu tái cơ cấu ngành Công Thương nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh; tạo lập các động lực tăng trưởng mới gắn với chuyển biến về chất.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30% vào năm 2030. Duy trì thặng dư cán cân thương mại với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu luôn cao hơn nhập khẩu và tăng bình quân khoảng 6 - 8%/năm; tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng khoảng 13,0 - 13,5%/năm.

Để hoạt động tái cơ cấu ngành Công Thương hiệu quả hơn với mô hình quản trị ngành có tính thích ứng cao, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững, tại Quyết định số 165, Chính phủ đã đưa ra 05 quan điểm chỉ đạo về tiếp cận thực hiện tái cơ cấu ngành; 05 mục tiêu cụ thể; 05 nhóm nhiệm vụ và 05 nhóm giải pháp thực hiện trên 05 ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, đó là: Công nghiệp, năng lượng, xuất nhập khẩu, thị trường trong nước và hội nhập quốc tế về kinh tế.

Tuy nhiên, cần phải hiểu tái cơ cấu là một trong nhiều cách thức tiến tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo đó, vai trò của “sếu đầu đàn” rất đặc biệt. Đặt trong bối cảnh thời điểm đầu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời điểm đó thực lực, nội lực của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, chủ yếu doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ.

Những năm gần đây, chúng ta đã thấy xuất hiện nhiều hơn các doanh nghiệp đầu đàn xuất hiện trong ngành: Thủy sản, dệt may… chủ yếu là doanh nghiệp ở khu vực tư nhân nhờ Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân. Trong tương lai gần, nếu chúng ta duy trì được điều này sẽ xuất hiện nhiều hơn các doanh nghiệp có vai trò dẫn dắt.
 

Để thực hiện hiệu quả tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu ngành Công Thương, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách góp phần quan trọng tạo nên những thành tựu phát triển công nghiệp và thương mại của đất nước

Tái cơ cấu tập trung vào 4 vấn đề

Về thách thức mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình thực hiện mục tiêu tái cơ cấu, tôi cho rằng, muốn tái cơ cấu một ngành nói chung và từng doanh nghiệp riêng lẻ nói riêng thì chỉ một mình ngành Công Thương không làm được mà cần tập trung 4 vấn đề: Thứ nhất về mặt tư duy, tư duy phát triển doanh nghiệp và tư duy phát triển ngành phải linh hoạt, nhưng thực tế thì người làm chính sách vẫn chưa thể hiện tính phù hợp và lệch nhịp giữa chính sách và thực lực cũng như thực tế.

Thứ hai, điểm yếu nhất trong quá trình tái cơ cấu đó là quá trình thực thi, mục tiêu rõ, chính sách tốt nhưng thực thi kém. Thứ ba, về phát triển khoa học công nghệ đã có nhiều thay đổi tiến bộ, nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu tiên tiến để hàm lượng khoa học công nghệ chiếm lĩnh tỷ trọng nhất định trong quá trình tái cơ cấu- đây là điều kiều cần thiết quan trọng.

Thứ tư, nỗi lo của doanh nghiệp là tiếp cận vốn và tiếp cận mặt bằng sản xuất vẫn còn muôn vàn khó khăn, khiến cho doanh nghiệp không thể tập trung vào tái cơ cấu. Nếu khắc phục được khó khăn này nó mới là điều kiện cần để doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu.

Đặc biệt, để thúc đẩy tái cơ cấu ngành Công Thương, thời gian tới chúng ta phải tăng tốc, phải tranh thủ công nghệ, để được điều đó phải có công nghệ, có tài chính để phát triển, để tự chủ nền kinh tế.

Trên thực tế, thời gian qua, Bộ Công Thương có đóng góp lớn, tham gia các Hiệp định Thương mại tự do đa phương và song phương. Tôi đánh giá cao cơ quan soạn thảo Luật Cạnh tranh, đây là công cụ giúp doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng. Tuy vậy, để thúc đẩy tái cơ cấu, vấn đề cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cần được đề cao, nhằm tạo thuận lợi cho khu vực doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xây dựng được chiến lược kinh doanh rõ ràng, từ đó phát huy vai trò của doanh nghiệp trong tái cơ cấu ngành Công Thương.

 

Tác giả:   TS Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DNNVV Việt Nam

Nguồn tin: Theo Báo Công Thương điện tử (congthuong.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Việc làm Bình Phước
Công báo Chính phủ
DVC Quốc gia
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập0
  • Hôm nay692,868
  • Tháng hiện tại9,271,146
  • Tổng lượt truy cập469,163,833
KQ TTHC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây